Nghệ thuật đối phó với sếp khó tính không phải ai cũng biết
Tại một thời điểm nhất định trong sự nghiệp của mình, đa số mọi người buộc phải làm việc cùng một người xấu tính với những kỹ năng giao tiếp tồi tệ. Việc phải thường xuyên tiếp xúc với một người tiêu cực, thích tranh luận và xấu tính sẽ khiến bạn sợ hãi, và biến sự hợp tác của bạn thành một trải nghiệm vô cùng khó chịu.
- 24-09-2017Nghỉ 1 tuần đi du lịch thư giãn là không đủ, hãy mạnh dạn xin sếp cho nghỉ nhiều hơn
- 21-09-2017Nhân viên không cần sếp phải làm bạn với mình, họ muốn lãnh đạo giúp họ đạt được thành công
Nếu người đó là sếp hoặc một lãnh đạo cấp cao, bạn nên chuẩn bị kỹ trước mỗi lần gặp mặt. Bạn cần kìm nén sự sợ hãi lại và tự nhắc mình rằng không ai có quyền kiểm soát cảm xúc của bạn. Hãy lên tinh thần cho mình để bất cứ điều gì người đó nói hoặc làm cũng không thể khiến bạn tổn thương. Hãy hít một hơi thật sâu, bước chậm rãi về văn phòng của Ngài khó tính. Giao tiếp với người đó bằng một giọng điệu có kiểm soát, nhã nhặn và vui vẻ.
Tìm cách có được thông tin bạn cần và kết thúc cuộc gặp càng sớm càng tốt. Những suy nghĩ tiêu cực và sự căng thẳng rất dễ chi phối bạn, vì thế cần điều chỉnh và đừng cho phép bạn rơi vào những suy nghĩ ấy. Trong thế giới doanh nghiệp, những xung đột cá nhân thường xuyên xảy ra. Trong những trường hợp đó, cách xử lý tốt nhất là ngồi xuống và có một cuộc nói chuyện thẳng thắn, cởi mở.
Mỗi người sống theo những cách khác nhau và chúng ta không thể hòa hợp với tất cả đồng nghiệp trong mọi thời điểm. Hãy tập trung vào những lý do khiến bạn có mặt tại nơi làm việc và để dành nguồn năng lượng của mình cho những người thực sự xứng đáng.
Phản ứng với những lời phê bình
Điều khác biệt giữa những nhân viên giỏi và yếu kém chính là cách họ đương đầu với sự phê bình. Những người chối bỏ trách nhiệm, phản ứng lại với sự tức giận và bào chữa đã tự kéo mình tụt lại phía sau trong công việc. Ngược lại, những người thành công luôn biết lắng nghe, chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng, rút kinh nghiệm và phát triển từ đó. 5 bước khi nhận một lời phê bình:
• Không cá nhân hóa lời phê bình: Tự nhắc với bản thân. "Đây là cách phản ứng chung khi có vấn đề nảy sinh, chứ không phải riêng cá nhân tôi."
• Quyết đoán nhắc lại lời bình luận và yêu cầu làm rõ. Hãy nói với người đó. "Tôi nghe thấy anh nói rằng hành vi X là không thể chấp nhận được có phải không ạ?"
• Tìm kiếm sự hướng dẫn. Hãy hỏi người đó, "Tôi có thể làm việc đó khác đi như thế nào? Theo anh thì thay đổi ra sao mới thích hợp?"
• Xử lý dữ liệu. Tự hỏi, "Lời phê bình này có hợp lý không? Liệu tôi có sẵn lòng thay đổi để loại bỏ bất đồng không?"
• Đánh giá tiến bộ của bạn/tiếp tục áp dụng. Nói với người đó. "Tôi đã làm việc chăm chỉ để mang lại thay đổi mà chúng ta vừa nói đến. Anh có đề xuất nào khác không?"
Nếu lời phê bình mang tính xây dựng, bạn hãy cố gắng nhạy cảm với những cảm xúc của người đối diện. Hãy làm cho họ cảm thấy thoải mái khi đưa ra lời phê bình, và sau đó bạn có thể nói với người đó cảm nhận của mình. Nếu không có lý lẽ chính đáng để đáp lại lời phê bình, hãy thẳng thắn nói điều đó mà không để cảm xúc của bạn chi phối.
Kiềm chế một người đang nóng giận
Những người làm việc trong bộ phận chăm sóc khách hàng thường xuyên phải tiếp xúc với những người trong trạng thái tức giận. Không nên phản ứng lại bằng cách phòng thủ hay khó chịu, hãy tỏ ra cảm thông với tình huống họ gặp phải và nói với người đó rằng công việc của bạn là giải quyết tình huống đó.
Thường mọi người dù khó tính đến đâu cũng sẽ trở nên dễ chịu nếu bạn nắm được 4 điều sau trong giao tiếp:
• Lựa chọn quan điểm Thắng/Thắng. Người khác không quan tâm đến điều bạn muốn, cái họ muốn biết là họ sẽ nhận được gì. Áp dụng thái độ Thắng/Thắng với đồng nghiệp sẽ giúp hai bên hợp tác hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình.
• Khen ngợi đồng nghiệp. Con người luôn muốn được khen ngợi và thừa nhận. Hãy đưa ra những lời khen chân thành. Những lời khen hiệu quả nhất tập trung vào hành động và thực tế cụ thể thay vì những lời nói mơ hồ, chung chung hoặc phán đoán.
• Quan tâm đến đồng nghiệp . Bạn không chỉ nên giúp đỡ đồng nghiệp mà còn cần phải luôn lắng nghe điều họ nói, tập trung chú ý vào họ thay vì bất cứ điều gì khác đang diễn ra.
• Học cách đương đầu với những lời phê bình. Những người thành công trong công việc là những người biết lắng nghe, chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng, rút ra bài học và tìm cách cải thiện bản thân theo hướng tích cực. Những người thường tìm cách tự bào chữa và bảo thủ sẽ không thể đạt được thành công và tụt hậu so với người khác.
Trí thức trẻ