Nghịch lý ngày Tết: Người giàu thì khiêm tốn nhưng kẻ không có tiền lại thích khoe khoang
Những người thực sự thông minh không khoe khoang sự giàu có của mình, bởi họ đều hiểu nguyên tắc “âm thầm làm giàu”.
- 26-01-2024Nữ tài vụ phát hiện giám đốc có "hành vi lạ", còn yêu cầu chuyển khoản 866 triệu đồng liền gọi điện báo cảnh sát
- 25-01-2024Phát hiện quý tử “trộm” mất 4,4 tỷ đồng, chủ đại lý lập tức báo cảnh sát để dạy con 1 bài học: Phán quyết của tòa án khiến cả gia đình phải "bẽ bàng"
- 24-01-2024Đội công nhân đào được hang sâu không đáy, nghi là nơi "giấu báu vật cổ xưa", chuyên gia lập tức phong tỏa hiện trường
Lại một năm nữa trôi qua, và tôi vẫn không khỏi cảm thán về một điều:
Những người giàu thường không thích khoe khoang, họ kín đáo, giống như "người vô hình" giữa đám đông, vì sợ người khác chú ý đến mình.
Trong khi những người không có tiền lại thường thích khoe khoang, sợ người khác không biết về những món ăn, quần áo, thứ mình dùng, muốn mọi người thấy rằng "anh ta giàu có".
Tết này xung quanh bạn có ai như vậy không?
"Nghèo nhưng hoang phí".
Cha mẹ sống trong cảnh nghèo khó, con cái mặc quần áo cũ kỹ nhưng họ lại mặc quần áo mới, trong túi có điếu thuốc ngon, cứ nhìn thấy nơi đông người lập tức sẽ chạy vào.
Trong lúc hút thuốc trước mặt mọi người, anh ta khoe chiếc đồng hồ trên tay.
"Thuê một chiếc xe hơi sang trọng".
Một hiện tượng khác cũng xảy ra không ít, đó là thuê xe về quê ăn Tết.
Có một tin tức rằng:
Một thanh niên thuê một chiếc ô tô có giá gần 2 tỷ về quê, nhưng khi lái nó về làng thì không may xảy ra va chạm.
Vậy là anh ta không chỉ phải bồi thường chi phí sửa chữa xe mà còn phải bồi thường nhiều thứ tiền liên quan khác.
Tổng số tiền phải bỏ ra cũng đủ để mua một chiếc xe đạp điện.
"Hay khoe khoang và thích so sánh."
Đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán ở quê tôi, một vùng nông thôn, chuyện như vậy vẫn luôn xảy ra hàng ngày.
Một nhóm người tụ tập với nhau.
Nói về công việc, thu nhập, tiền tiết kiệm, nhà cửa, xe hơi.
Khoe khoang, thể hiện và so sánh.
Còn những người thực sự giàu có thì sao?
Thứ nhất, họ không tụ tập, thứ hai, họ không khoe khoang, và thứ ba, họ không lộ diện.
Họ không tham gia vào những giao tiếp xã hội vô nghĩa, giữ im lặng về công việc và thu nhập của mình, không dễ dàng xuất hiện trong những đám đông ồn ào và không thích trở thành chủ đề bàn tán.
Tại sao người giàu có xu hướng giữ kín danh tính của mình?
Thứ nhất: một hình thức tự bảo vệ
Đừng bao giờ coi thường sự ghen tị của người khác, sự ghen tị khiến người ta trở nên xấu xí.
Người giàu là những người thông minh, họ nhìn thấu lòng người và hiểu rõ nguyên lý "giấu của cải".
Chẳng hạn:
Bạn làm ăn phát đạt ở bên ngoài, lái chiếc xe sang trọng triệu đô về quê ăn Tết, lúc này người thân, hàng xóm, bạn bè sẽ đến nịnh nọt, tạo mối quan hệ với bạn.
Mục đích là gì? Mượn tiền của bạn hoặc nhận một số tài nguyên từ bạn.
Bạn không biết họ và muốn từ chối.
Nhưng bạn sẽ nhận lại được gì khi từ chối?
Đó là sự khinh miệt, chế giễu, đặt điều kiểu như "giàu mà keo kiệt"…
Người giàu chọn cách ẩn mình, đây thực ra là một hình thức bảo vệ cho bản thân và gia đình họ.
Suy cho cùng, "không sợ trộm ăn cắp, chỉ sợ trộm nhớ mình".
Thứ hai: Người giàu "nhìn thấu"
Đối với người giàu, họ có nhiều nguồn lực và của cải hơn.
Họ biết ai có thể mang lại lợi ích cho mình.
Bản thân họ chính là những tấm danh thiếp tốt nhất.
Những người biết họ sẽ không vì họ tỏ ra khiêm tốn mà coi thường họ.
Họ không hề quan tâm đến những người không xứng đáng với tình bạn của mình, ngay cả khi bị chế giễu sau lưng.
Từ một góc nhìn khác:
Cuộc sống xa hoa hay sự giàu có mà bạn đang thể hiện chẳng là gì trong mắt người giàu.
Bạn cho rằng kiếm được vài chục triệu một tháng là khá nhiều, nhưng mấy chục triệu đó lại có thể chỉ là tiền tiêu vặt của người khác trong vài ngày.
Vì sao người không có tiền luôn thích khoe khoang?
Thứ nhất: Khoe khoang là để che đậy sự "tự ti"
Càng thiếu thứ gì, người ta càng thích khoe khoang thứ đó, đây là bản chất của con người.
Tôi nghèo và không có tiền, nhưng tôi không thể để người ngoài thấy rằng tôi không có tiền, nếu không tôi sẽ mất mặt và bị người khác coi thường.
Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng người càng nghèo thì họ càng coi trọng "những thứ bên ngoài để đánh bóng hình ảnh của mình".
Họ mặc quần áo, mua đồ đắt tiền, dù có tốn nửa tháng lương.
Khi ăn phải chú ý đến giá tiền, đồng thời cũng thích giành trả tiền.
Khi mua một chiếc ô tô, họ thà tiêu quá mức thu nhập trong tương lai của mình cũng vẫn phải sĩ diện.
Túi có rỗng tới đâu, thể diện vẫn luôn quan trọng hơn cả.
Một ví dụ khác:
Một chàng trai nghèo sẽ "đánh bóng" bản thân ra sao để thu hút sự chú ý của một cô gái?
Tất nhiên là làm cho mình trông "giàu có".
Muốn bắt được cá lớn thì phải có mồi phải không? Mồi là cách họ thể hiện mình.
Thứ hai: Khoe khoang là để tăng thêm các mối quan hệ
Một số người luôn thích thể hiện sự giàu có của mình, đánh bóng bản thân và tạo dựng một hình tượng nhất định trên trang cá nhân.
Mục đích là gì?
Cố gắng nâng cao giá trị của bản thân, tạo cho mình một vài mối quan hệ.
Tuy nhiên, những mối quan hệ như vậy thực chất là vô nghĩa.
Chỉ khi bạn có thể cung cấp giá trị và lợi ích cho đối phương, mối quan hệ của bạn mới gọi là mạng lưới.
Khi bạn không có giá trị, sẽ không có ai muốn ở trong cùng một mạng lưới với bạn.
Những người thực sự thông minh không khoe khoang sự giàu có của mình, bởi họ đều hiểu nguyên tắc "âm thầm làm giàu".
Đời sống Pháp luật