Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard phát hiện những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần sửa càng sớm càng tốt
Khi một đứa trẻ lớn lên không thành công trong cuộc sống, luôn có nhiều suy nghĩ tiêu cực, rất có thể đó là hậu quả do cách nuôi dạy của bố mẹ trong quá khứ.
- 11-01-2021Muhamad Ali - Người đàn ông khiến thế giới nể phục, cách dạy con lại càng làm ông trở thành huyền thoại
- 02-01-2021Bài phỏng vấn bố của Bill Gates cực hay, hé lộ cách dạy con để tương lai trở thành 1 trong những tỷ phú giàu nhất thế giới
- 01-01-2021Dạy dỗ con trẻ mà để xuất hiện 3 hiện tượng này, dù đầu tư nhiều đến đâu, cũng khó dạy nên những đứa trẻ có tiền đồ
Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái học hành tốt ở trường và thành công trong cuộc sống sau này. Trong khi lại chẳng có một công thức chung nào cho việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra một số yếu tố có thể dự đoán thành công của một đứa trẻ.
Một nghiên cứu kéo dài lên tới 75 năm tập trung vào sự phát triển IQ của trẻ và những trải nghiệm khi chúng lớn lên từ Đại học Harvard cho thấy, những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần phải sửa càng sớm càng tốt.
1. Cha mẹ thiếu nguyên tắc, cho con học hành, nghỉ ngơi thất thường
Áp lực học hành của trẻ em ngày càng lớn, khiến chúng thường phải thức khuya để làm bài tập. Một số khác thì sau khi làm bài tập xong còn nấn ná thức khuya để chơi game.
Tất cả các vấn đề trên đây đều dẫn tới một hệ lụy đáng lo đó là sự căng thẳng của thần kinh não bộ. Những áp lực này vừa khiến cho sự hoạt động của hệ thần kinh kém đi, vừa khiến cho các tế bào não trở nên xơ hóa. Chưa kể đến tình huống tuần hoàn máu kém, dẫn đến các tế bào não bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Tình trạng này đồng thời khiến cho chức năng hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng.
2. Cha mẹ không lưu ý tạo không gian học tập tại nhà cho con
Cha mẹ có bao giờ thắc mắc rằng nhiều học sinh rất thích đến thư viện hoặc phòng học để nghiên cứu không. Chính vì những nơi này rất yên tĩnh, thích hợp cho việc đọc sách và học tập.
Tuy nhiên, một số phụ huynh sau giờ làm việc, họ trở về nhà mở ti vi, chơi trên điện thoại, phát ra những âm thanh ồn ào khiến con cái không thể nào tập trung học. Một đứa trẻ dù có thông minh tới đâu đi chăng nữa, chúng cũng khó phát huy hết sức lực của mình nếu không được rèn luyện mỗi ngày.
3. Cha mẹ thường lớn tiếng chỉ trích con cái
Khi con cái mắc lỗi, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là quát mắng hay chỉ trích. Họ thường không nghe con cái giải thích và cũng hiếm khi chủ động giao tiếp bằng lời nói để hiểu rõ tường tận sự việc.
Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn, trí nhớ cũng giảm sút.
Một nghiên cứu hợp tác nghiên cứu của các trường ĐH Duke, ĐH Missouri-Columbia, ĐH Nam Carolina, ĐH Columbia, ĐH Harvard và ĐH Bắc Carolina tại Chapel Hill cũng cho thấy: quát mắng trẻ nhỏ chính là cách người lớn phá huỷ sự phát triển và hành vi tốt của chúng.
Theo đó, khoảng 1/3 trẻ 1 tuổi bị hành hạ về thể chất, trung bình đánh hoặc chửi mắng 2 lần/ tuần. Khoảng 1/2 trẻ từ 2 đến 3 tuổi bị đánh 3 lần/tuần. Thông thường bố mẹ đánh vào tay, mông, nhưng cũng có nhiều bậc phụ huynh "tra tấn" con mình vào những chỗ khác. Trẻ em thường xuyên bị đánh nhận thức chậm hơn, điểm số thấp hơn và kỹ năng tư duy cũng không phát triển.
4. Cha mẹ ngăn cản con bộc lộ cảm xúc
Nếu cơn giận dữ của trẻ đi kèm với nước mắt, chúng sẽ thoát khỏi các hormone căng thẳng dư thừa gây ra lo lắng. (Ảnh minh họa)
Khi trưởng thành, chúng ta biết rằng khóc là cách giải phóng tự nhiên giúp chúng ta thoát khỏi căng thẳng, lo lắng và thất vọng. Điều này cũng đúng với trẻ nhỏ. Nếu cơn giận dữ của trẻ đi kèm với nước mắt, chúng sẽ thoát khỏi các hormone căng thẳng dư thừa gây ra lo lắng.
Cha mẹ luôn mong con mình nín ngay khi khóc, không được bộc lộ cảm xúc tức giận hay buồn bã, điều này chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, trầm cảm hơn.
Cảm xúc bị đóng chai, kìm nén cũng có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Một đứa trẻ có thể điều chỉnh thành công cảm xúc của mình thông qua việc nổi cáu, thậm chí chảy nước mắt thì sẽ dễ ngủ hơn và ngủ suốt đêm, từ đó có tinh thần tỉnh táo và thể chất khỏe mạnh để học tập tốt hơn.
5. Cha mẹ hay nói điều tiêu cực
Một số bậc cha mẹ có thói quen đánh giá thấp con cái của họ, cho dù chúng có làm tốt như thế nào, họ luôn tìm ra lỗi sai ngay từ đầu và nói những lời khó nghe gây tổn thương đến lòng tự trọng của một đứa trẻ.
Khi lòng tự trọng của một đứa trẻ bị tổn thương, nó sẽ dễ dẫn tới tâm lý lệch lạc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chỉ số IQ và EQ.
Pháp luật và Bạn đọc