Nghiên cứu của Đại học Harvard: Trẻ KÉM THÔNG MINH đều có 4 thói quen đầy tai hại này, bố mẹ để ý thấy thì phải xử lý ngay
Thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh đứa trẻ. Ngược lại, những thói quen tốt sẽ "nâng tầm" cuộc đời con.
- 03-03-2022Nữ sinh Hà Nội giành học bổng 5 tỷ của ĐH Mỹ nhờ chia sẻ cách vượt qua định kiến "Con gái học làm gì, chỉ nên cưới chồng giàu thôi"
- 03-03-2022Tốt nghiệp thạc sỹ trường đại học hàng đầu chuyển hướng làm quản gia: Đừng chê công việc không ra tiền, không nỗ lực chính bạn mới không đáng tiền!
- 01-03-2022Nhìn học phí Lâm Tâm Như đóng cho con ở trường mẫu giáo quý tộc mà choáng: Siêu đắt đỏ, bằng tiền tiết kiệm cả đời của người bình thường
Mọi bậc cha mẹ đều mong con mình lớn lên trở thành người thông minh, có vị thế trong xã hội. Thực tế, trí thông minh của trẻ không chỉ thể hiện ở điểm số học tập mà còn rất nhiều khía cạnh khác trong đời sống, thói quen sinh hoạt,...
Trong một cuộc hội thảo, nhà giáo dục, tác giả, diễn giả nổi tiếng người Mỹ Julie Lythcott-Haims từng đề cập đến nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard, với đối tượng nghiên cứu đều là những cựu sinh viên của trường.
Theo đó, trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mà còn đến từ thói quen hàng ngày. Thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh đứa trẻ. Ngược lại, những thói quen tốt sẽ "nâng tầm" cuộc đời con. Cụ thể, những thói quen xấu dưới đây sẽ khiến trẻ ngày càng kém thông minh hơn.
Nhà giáo dục, tác giả, diễn giả nổi tiếng người Mỹ Julie Lythcott-Haims.
01
Trẻ ít giao tiếp với người khác
Có thể bản thân ngôn ngữ không liên quan gì đến trí tuệ, nhưng giao tiếp giữa con người với con người là một quá trình giúp phát triển trí thông minh. Khi giao tiếp với mọi người, trước tiên trẻ cần lắng nghe, sau đó tìm hiểu và đưa ra phản hồi. Quá trình này rèn luyện rất nhiều khả năng tư duy logic và các khả năng khác.
Trong khi đó, những đứa trẻ không tiếp xúc nhiều với người khác, một mặt, thiếu tích lũy rèn luyện, mặt khác, trẻ cũng bộc lộ một yếu tố tiềm ẩn về tính cách. Đó là mặc cảm tự ti.
Nhìn chung, hầu hết những trẻ không thích giao tiếp với người khác đều có lòng tự trọng thấp và không dám nói hay hành động. Vô hình trung, trẻ sẽ mất đi nhiều cơ hội vận động bản thân, khả năng của não bộ không phát triển được, dẫn đến việc trẻ ngày càng kém thông minh hơn.
Ảnh minh họa.
02
Trẻ hay thức khuya
Trong một cuộc khảo sát, 87% phụ huynh cho biết con cái của họ thường thức khuya. Một số là do làm bài tập nhiều, và một số do thức khuya để chơi. Cho dù lý do là gì, việc thức khuya sẽ gây ra một số tổn thương cho não.
Và thức khuya lâu thậm chí sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻ. Nếu ban đêm trẻ thức để chơi thì ban ngày sẽ buồn ngủ, mệt mỏi rã rời, như vậy làm sao có thể học tập trên lớp tốt được? Vì vậy, cha mẹ hãy giúp con tìm nguyên nhân đi ngủ muộn, giải quyết và hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm.
03
Không ăn sáng trong một thời gian dài
Có câu: "Sáng ăn đầy đủ, trưa ăn no, tối ăn ít". Sau một đêm tiêu hao năng lượng thì buổi sáng là lúc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nhất. Lúc này trẻ cần nhất là bữa sáng đầy đủ để bổ sung chất dinh dưỡng.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bỏ bữa sáng trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ mà hoạt động trí não cũng bị suy giảm. Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo rằng con cái ăn sáng đúng giờ mỗi ngày.
04
Trẻ không thích đọc sách
Đọc sách chính là một quá trình giao tiếp với tác giả thông qua sách. Vì vậy người nào càng yêu thích đọc sách, càng thích suy nghĩ, thì bộ não của họ sẽ càng thông minh hơn. Ngược lại, trẻ không biết đọc sách thường khả năng tư duy kém, trình độ hiểu biết thấp, không có nhiều triển vọng.
Các cuộc khảo sát cho thấy đọc sách giấy khiến não bộ hoạt động nhiều hơn và để lại ấn tượng mạnh hơn, trong khi đọc sách điện tử rất dễ quên. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen đọc sách càng sớm càng tốt.
Nhà tâm lý học Jenny Chale thuộc Viện Giáo dục Đại học Harvard viết trong cuốn sách "Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của việc đọc": 9 tuổi là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển khả năng đọc của trẻ. Nếu một đứa trẻ 9 tuổi không hình thành thói quen đọc sách, thì rất có thể trẻ sẽ không hứng thú gì với việc đọc sách trong tương lai.
Pháp luật và Bạn đọc