Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh Chỉ số PMI
Đẩy mạnh Chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo nghiên cứu giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa Chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI).
- 11-11-2022GDP bình quân từng chỉ bằng 1/100 Singapore, Việt Nam đã thay đổi tỷ lệ này ra sao?
- 04-11-2022Thành phố trực thuộc TW có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất
- 01-11-2022Địa phương có khu kinh tế cửa khẩu lớn nhất cả nước
Báo điện tử Vneconomy ngày 1/11/2022 có phản ánh thông tin: Chỉ số PMI trong tháng 10/2022 giảm xuống 50,6 điểm so với mức 52,5 điểm trong tháng 9/2022. Kết quả này là mức thấp nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng gần đây. Nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tổng thể chậm lại trong tháng 10 là mức tăng yếu hơn của số lượng đơn đặt hàng mới.
Về vấn đề này, tại Công văn số 7634/VPCP-CN ngày 11/11/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu và kịp thời có giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa Chỉ số PMI trong thời gian tới.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) được xem là chỉ số đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất.
PMI gồm 5 chỉ số chính: Đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng và tồn kho. Dựa vào chỉ số này, các nhà quản trị có thể nắm được các thông tin trọng yếu về điều kiện kinh doanh và hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
VGP