MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu kỹ phương án xây dựng nhà máy lọc dầu

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: TTXVN

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: TTXVN

Đó là, vốn đầu tư là tự có, hay liên doanh với nước ngoài? Điều quan trọng đừng để xảy ra như trường hợp nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hiện nay (Hợp đồng liên doanh).

Gần đây PVN đã đề xuất xây dựng thêm một nhà máy lọc hoá dầu ở phía Nam Việt Nam nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt, không ổn định trong việc cung ứng xăng dầu ở thị trường nội địa.

Chúng ta đều biết nhu cầu về xăng dầu của VN ngày càng tăng dự kiến đến năm 2030 là 33 triệu tấn (hiện tại 21 triệu tấn). Vì vậy, việc đề xuất này là cần thiết nếu việc nhập khẩu xăng dầu thành phẩm không đảm bảo cho sự ổn định tiêu thụ trong nước trong 10-20 năm tới.

Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả của nhà máy cần quan tâm, một số vấn đề chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, vị trí đặt đã hợp lý chưa, trước hết là nhà máy phải thuận tiện cho việc nhập, xuất hàng hoá. Vấn đề môi trường tại địa phương sẽ được xử lí như thế nào?

Thứ hai, công nghệ lọc hoá dầu của nước nào phù hợp với nguyên liệu đầu vào và có tính ổn định lâu dài?

Thứ ba, công suất nhà máy là 7-10 triệu tấn hay lớn hơn là phù hợp cho trước mắt và lâu dài trong 10-20 năm tới?

Thứ tư, vốn đầu tư là tự có, hay liên doanh với nước ngoài? Điều quan trọng đừng để xảy ra như trường hợp nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hiện nay (Hợp đồng liên doanh).

Thứ năm, có cần thiết thêm các phân xưởng sử dụng những phụ phẩm sau hoá dầu để nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà máy (Các sản phẩm hoá chất…) hay không?

Tôi được biết, đề án này của PVN còn kèm theo một kho dự trữ lớn của quốc gia về xăng dầu, góp phần ổn định thị trường xăng dầu một cách vững chắc ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuối cùng mọi phương án đầu tư nhà máy này đều phải tính đến hiệu quả cuối cùng và sự hoạt động của nó đóng góp đối với nguồn cung xăng dầu ở Việt Nam.

Ngoài các chuyên gia trong nước, các Bộ ngành cần có tham khảo kinh nghiệm tiên tiến của các nước đi trước trong lĩnh vực này để sao cho việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay

Lưu ý, các phương án xây dựng khai thác nhà máy cần được phổ biến công khai rộng rãi tại địa phương và trong toàn quốc, để mọi người, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý được tham gia.

Giải thích lý do cần phải xây dựng tổ hợp nhà máy LHD, PVN cho rằng dự trữ xăng dầu trong nước mới đáp ứng được khoảng 5-7 ngày tiêu dùng nên rất phụ thuộc vào sự ổn định sản xuất, cung cấp xăng dầu từ nguồn nhập khẩu. Trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2020 là 18 triệu tấn, dự báo tiếp tục tăng 25 triệu tấn/năm vào năm 2025 và 33 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Trong khi đó, nguồn cung xăng dầu trong nước là Nhà máy LHD Dung Quất và Liên hợp LHD Nghi Sơn khoảng 12,2 triệu tấn, dự kiến tăng lên 13,5 triệu tấn. Vì vậy, khả năng sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu sản phẩm xăng dầu, 40% cho các năm 2030 và 20% vào năm 2045. Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 19,5 triệu tấn xăng dầu vào năm 2030 và 25 triệu tấn vào năm 2035...

Đánh giá về năng lực cung ứng của các nhà máy lọc dầu hiện hữu, PVN cho rằng năng lực sản xuất các sản phẩm xăng dầu vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ. Hằng năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỉ USD để nhập khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu để phục vụ nhu cầu trong nước. Đặc biệt, việc vận hành không ổn định của Nhà máy LHD Nghi Sơn như thời gian qua, khả năng dự trữ xăng dầu trong nước còn hạn chế.

Cũng theo PVN, khu vực phía Nam là thị trường tiêu thụ lớn nhất nước, chiếm 45% nhưng chưa có nhà máy LHD nào được xây dựng, nguồn cung cho thị trường này chủ yếu được vận chuyển từ hai nhà máy LHD nằm ở miền Trung và nhập khẩu, nên chi phí cao.

Trong khi đó, Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn cũng đã có quy hoạch xây dựng kho ngầm dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu nếu kết hợp đầu tư xây dựng đồng thời sẽ đảm bảo được nhu cầu dự trữ và giảm chi phí.

Theo Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Diễn đàn Doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên