Nghiên cứu ở Hàn Quốc về việc ăn nhiều mì ăn liền: Đọc xong, phụ nữ sẽ sợ hơn đàn ông!
Nghiên cứu mới nhất ở Hàn Quốc đã đưa ra một kết quả bất ngờ về việc ăn nhiều mì ăn liền, đặc biệt với phụ nữ. Nhưng cả nam giới thích ăn mì cũng nên tham khảo.
- 07-06-2018Đã có người nhập viện vì ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh, chuyên gia cảnh báo thói quen ăn uống này vô cùng đáng sợ
- 06-06-20188 dấu hiệu tưởng không liên quan nhưng lại cảnh báo tim của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi quá muộn
Hầu hết mọi người đều biết rằng ăn mì ăn liền sẽ không tốt cho sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã chứng mình được việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này có hại cho sức khỏe như thế nào.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Nutrition đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn mì ăn liền với nguy cơ bị bệnh tim, đặc biệt ở phụ nữ.
Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu ở Hàn Quốc, nơi mà lượng mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, với hơn 10.700 người trong độ tuổi từ 19-64.
Kết quả như thế nào?
"Những phụ nữ thường xuyên ăn mì gói được phát hiện có nguy cơ dễ mắc hội chứng chuyển hóa hơn. Hội chứng này liên quan tới một nhóm bệnh như béo phì và huyết áp cao, cholesterol cao, đường trong máu cao và tăng nguy cơ bệnh tim và các loại bệnh tiểu đường ", nghiên cứu viết.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các tác hại này chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ, chứ không phải với nam giới.
"Phụ nữ, không phải là nam giới, những người ăn mì gói ít nhất 2 lần/tuần đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 68%", nghiên cứu viết.
Hàm lượng natri cao trong gói mì ăn liền không tốt cho sức khỏe là rất rõ ràng nhưng nguyên nhân chính gây ra những hệ lụy sức khỏe lại chính là bản thân mì gói.
Trong một nghiên cứu khác của bác sĩ Braden Kuo, giám đốc phòng nghiên cứu về quy trình tiêu hóa trong dạ dạ tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts thuộc Trường Đại học Harvard (Mỹ), bác sĩ đã phát hiện những kết quả báo động sau khi kiểm tra quá trình tiêu hóa mì ăn liền.
Video quá trình phân hủy của mỳ ăn liền trong dạ dày sau 2 giờ.
Bác sĩ Kuo đã sử dụng một chiếc máy quay nhỏ để quan sát quá trình phân rã của mì ăn liền trong dạ dày. Ông đã phát hiện cơ thể con người khó tiêu hóa các sợi mì vì chúng chứa đầy chất bảo quản.
Chất bảo quản hay còn gọi là TBHQ (t-butylated hydroxy quinone) giúp kéo dài tuổi thọ thực phẩm và làm khó tiêu hơn bình thường.
"Ăn mì một hoặc hai lần một tháng thì không vấn đề gì, nhưng vài lần một tuần thì thực sự sẽ có vấn đề", tiến sĩ Frank B. Hu, giáo sư dinh dưỡng và miễn dịch học thuộc Trương Đại học Harvard nhấn mạnh.
* Theo Yahoo
Trí thức trẻ