Ngủ 8 tiếng, ăn đủ 3 bữa vẫn bị kiệt sức, có thể bạn đang mắc phải căn bệnh rất nguy hiểm
Sẽ thế nào nếu ngay cả khi đã ngủ đủ vào mỗi tối và ăn đủ 3 bữa mỗi ngày mà bạn vẫn thấy thiếu năng lượng và hoàn toàn kiệt sức?
- 07-03-20186 điều cần làm để giảm hẳn mệt mỏi trong chuyến bay dài: Lời khuyên từ những "người đẹp hàng không" cần áp dụng ngay!
- 04-03-2018Ngủ đủ 8 tiếng/ngày mà vẫn thấy mệt mỏi - hãy xem nguyên nhân là do đâu
- 25-02-2018Tưởng làm những việc này có thể thoát khỏi mệt mỏi, nhưng nó sẽ càng khiến bạn uể oải hơn mà thôi
1. Cơ thể thiếu sắt
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, có thể bạn đang là một trong số hàng triệu người thiếu một vi chất rất quan trọng cho cơ thể.
Sắt là khoáng chất thiết yếu để tạo năng lượng cho cơ thể bởi nó giúp xây dựng các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể. Điều này giải thích tại sao mệt mỏi mãn tính là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu sắt.
Các triệu chứng thiếu sắt bao gồm trông nhợt nhạt, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, rụng tóc, bàn tay, bàn chân lạnh, khó nuốt, ngứa ngáy, đau bụng, móng tay giòn…
Thiếu sắt sẽ hạn chế lượng oxy vận chuyển đi khắp cơ thể và làm giảm năng lượng, tâm trạng của bạn.
2. Tuyến giáp có vấn đề
Tuyến giáp sản sinh các hormone chịu trách nhiệm kiểm soát cơn buồn ngủ và đói. Cường giáp và suy giáp có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, lúc này bạn cần đi khám để xác định rõ vấn đề.
Thông qua việc sản sinh các kích thích tố, tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Rối loạn tuyến giáp có thể bao gồm từ một u bướu cổ nhỏ, vô hại cho đến ung thư đe dọa tính mạng.
Các vấn đề tuyến giáp thường gặp nhất liên quan đến việc tiết hormone bất thường. Quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến tình trạng cường giáp, trong khi đó, sản xuất không đủ hormone dẫn đến chứng suy giáp.
Chứng suy giáp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê bất thường - tình trạng hiếm nhưng lại có thể gây tử vong và đòi hỏi phải được điều trị bằng nội tiết khẩn cấp.
Đặc biệt, suy giáp cực kỳ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Việc thiếu hormone tuyến giáp ở giai đoạn sớm có thể dẫn đến chứng loạn dưỡng (chậm phát triển trí tuệ) và bệnh lùn (còi cọc)
3. Không uống đủ nước
Uống thiếu nước dẫn đến huyết áp giảm, lượng oxy vận chuyển đến não chậm và không đủ, điều này dẫn đến cơ chế mệt mỏi.
Do vậy, nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ 8 tiếng, cơ thể bạn có thể cần phải uống thêm nước. Tùy thuộc vào tính chất vận động và thể trạng của từng người để xác định uống bao nhiêu nước là đủ, tuy nhiên, ít nhất mỗi ngày bạn nên đi vệ sinh 3 lần và uống từ 6-8 ly nước.
4. Ăn đủ bữa nhưng ăn quá ít
Dù bạn ăn đủ bữa nhưng việc ăn quá ít cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, ăn các loại thực phẩm rác như đồ ăn nhanh, thịt chế biến cũng có thể là nguyên nhân. Nếu bạn ăn sáng bằng bánh rán, lượng đường trong máu sẽ tăng cao đột ngột và giảm sau đó, khiến bạn trở nên uể oải.
5. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Nếu bạn phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi kéo dài hơn 6 tháng và tình trạng ngày càng tồi tệ hơn đến mức bạn không thể quản lý các hoạt động hàng ngày được, bạn có thể đang mắc phải chứng mệt mỏi mãn tính.
NHS báo cáo, khoảng 250.000 người Anh mắc phải tình trạng này.
6. Trầm cảm
Trầm cảm không chỉ gây ra các rắc rối về cảm xúc, nó còn có thể gây ra các vấn đề về thể chất. Mệt mỏi, nhức đầu là những triệu chứng trầm cảm phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi và luôn trong tình trạng thất mọng, tâm trạng đi xuống trong vòng hơn 1 tuần, hãy tìm kiếm giải pháp y tế.
*Theo WebMD/Dailymail
Trí thức trẻ