Ngủ gục trên bàn mỗi buổi trưa và những tác hại không tưởng đến sức khỏe của bạn
Với thời gian nghỉ trưa chỉ từ 1-2h, cách nhanh nhất được đa phần dân văn phòng và các bạn sinh viên lựa chọn là ngủ gục trên bàn, chợp mắt vài phút. Nó tiết kiệm cho bạn chút thời gian, nhưng lại để những tác hại lâu dài mà bạn không muốn mắc phải
Biến dạng cột sống
Cột sống là cơ quan đầu tiên trên cơ thể chịu ảnh hưởng từ tư thế ngủ gục trên bàn mỗi này của bạn. Ngủ gục đầu trên bàn lâu ngày khiến cho nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Cơ ở cổ, vai và cả lưng bị căng, gây ra đau nhức và có thể biến dạng cột sống cổ hay xương ức. Một người nếu thường xuyên ngủ kiểu cúi đầu thế này có thể gặp tình trạng cột sống cổ có thể thay đổi theo hướng xuống dưới hình giống như chữ C. Ngoài ra, nó còn tạo thành sự mất cân bằng cơ hai bên vai và cổ, một bên co lại, một bên giãn ra. Từ đó gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, thần kinh hoặc căng cơ.
Tư thế này tạo áp lực không đều lên cột sống của bạn, cụ thể là áp lực lên phần lưng dưới sẽ nhiều hơn. Qua thời gian, những đĩa đệm bị mòn dần, gây quá tải cho dây chằng và khớp, cơ lưng của bạn sẽ bị căng cứng, dần dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hoá đốt sống.
Tổn thương dây thần kinh cánh tay
Khi ngủ gục trên bàn ngủ hoặc tay đỡ cằm ngủ, khuỷu tay cần cong gập ra phía ngoài, góc cong khá lớn hoặc dựa vào mặt bàn, mà thần kinh trụ ở chỗ dây thần kinh bên trong phần khuỷu tay vô cùng nông, ở ngay giữa da và xương, rất dễ bị tổn thương do bị chèn ép lâu ngày, gây thay đổi bệnh lý dây trụ, hoặc thần kinh bám dính, khiến cho ngón đeo nhẫn và ngón út đau mỏi tê cứng, gọi là "hội chứng đường hầm Cubital", nếu nghiêm trọng có thể xuất hiện "tay dạng quặp".
Cản trở hô hấp, chèn ép tim, ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn và mạch máu não
Tư thế ngủ gục trên bàn cũng làm thu hẹp khoang ngực, dẫn đến phổi của bạn có ít không gian để nở rộng khi hít thở, nó hạn chế không khí đi vào phổi và lượng Oxy đi vào máu của bạn.
Ngủ gục trên bàn đồng thời tạo áp lực rất lớn lên động mạch cổ, khiến cho máu, hiện tại đã thiếu Oxy hơn bình thường bị giảm chậm tốc độ chảy, khiến não càng thiếu Oxy hơn. sau khi tỉnh dậy xuất hiện các triệu chứng não thiếu máu thiếu oxy như chóng mặt, hoa mắt, ù tai. Lâu dần, những ảnh hưởng này sẽ gây rối loạn tạm thời chức năng của hệ thần kinh thực vật, làm tay chân tê bì, bủn rủn, khó làm việc.
Vì vậy việc buổi trưa ngủ gục trên bàn làm việc là tổn thương lâu dài đối với hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai cũng có thể dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và máu não mãn tính. Nếu bạn bỗng nhận thấy những dấu hiệu như tay chân yếu, đưa 2 tay lên cao nhưng tay bị rơi, hay mặt bị nặng, khó cử động, hãy đến gặp bác sỹ ngay, đây là những dấu hiệu thường xảy ra trước một tuần của cơn đột quỵ, và khi 70% những người bị đột quỵ không thể quay trở lại làm việc , cẩn thận không bao giờ thừa.
Tăng áp lực lên dạ dày ////
Sau bữa trưa, dạ dày đang căng to, ngủ gục trên bàn khiến bạn cong người, gây chèn ép dạ dày. Việc này làm tăng gánh nặng cho nhu động, thêm vào đó cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, dễ do thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.
Để đảm bảo sức khỏe, cũng như có khoảng nghỉ trưa thoải mái nhất, bạn nên tạo điều kiện để mình có thể ngủ nằm, một chiếc túi ngủ hoặc một tấm thảm yoga sẽ rất hữu ích trong giờ trưa ở nơi đông người. Trong bữa trưa bạn cũng không nên ăn những món nhiều dầu mỡ, khó tiêu, và không nên ăn quá no. Bạn cũng không nên nằm ngủ luôn sau khi ăn, hãy nói chuyện với mọi người xung quanh 5-10p trước khi ngủ để dạ dày có thời gian hoạt động.
Sức khỏe hàng ngày