MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người "anh em" cùng mẹ với FPT Long Châu: Giá trị sổ sách hơn 8 tỷ, được mua lại với giá 123 tỷ

04-12-2022 - 17:58 PM | Doanh nghiệp

Người "anh em" cùng mẹ với FPT Long Châu: Giá trị sổ sách hơn 8 tỷ, được mua lại với giá 123 tỷ

Đó là một công ty con của ông ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Retail), ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ kho bãi, được mở ra nhằm hoàn thiện hệ thống logistic của FPT Retail và đáp ứng cho hoạt động mở rộng của FPT Long Châu.

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - mã CK: FRT) là công ty liên kết của Tập đoàn FPT Việt Nam, được thành lập vào ngày 8/3/2012 với hai thương hiệu chính là FPT Shop và F.Studio By FPT – Đại lý được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất.

FPT Retail có 2 công ty con. Một trong số đó là Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu, đang "làm mưa gió" trong thị trường bán lẻ dược phẩm.

Công ty con thứ hai được FRT mua lại trong năm 2021 là Công ty cổ phần hữu nghị Việt Hàn, tuy ít được nhắc tới hơn, nhưng là một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Cuối tháng 6/2021, HĐQT FPT Retail ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư hệ thống phân phối hàng hóa nhằm hoàn thiện hệ thống logistic của công ty. Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phân phối hàng hóa trong các năm tới khi FPT Long Châu mở rộng nhanh, đặc biệt ở khu vực miền Bắc và miền Trung, HĐQT phê duyệt phương án đầu tư xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa với hạn mức đầu tư dự kiến dưới 200 tỷ đồng.

Địa điểm đầu tư là khu vực phía Bắc, ưu tiên lân cận khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và HĐQT giao cho Tổng giám đốc lựa chọn hình thức đầu tư và thực hiện đầu tư.

Cái tên được chọn sau đó là Công ty cổ phần hữu nghị Việt Hàn, một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1998, có trụ sở tại tổ 4, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Ngày 11/09/2021, Tổng Giám đốc FPT Retail đã quyết định mua công ty con là Công ty cổ phần hữu nghị Việt Hàn với tỷ lệ sở hữu là 99.975%. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh chính của Việt Hàn là dịch vụ kho bãi.

Tại thời điểm được FRT mua lại, vốn điều lệ của công ty Việt Hàn chỉ hơn 8,1 tỷ đồng nhưng FRT đã phải bỏ ra hơn 123 tỷ đồng để sở hữu 99.98% công ty này. Nếu so với tổng giá trị tài sản theo sổ sách của Việt Hàn, FRT đã phải trả một cái giá cao gấp hơn 15 lần.

BCTC  FPT Retail cũng cho biết thêm, đến cuối 2021, FRT chưa xác định lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư này (123 tỷ đầu tư vào Việt Hàn) để thuyết minh trên BCTC do cổ phiếu của công ty (Việt Hàn) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này có thể khác với giá trị ghi sổ.

Theo trình bày trên BCTC của FRT, tổng tài sản công ty Việt Hàn trên sổ sách tại thời điểm mua lại là 8,07 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là TSCĐ, chiếm tới 99%.

Tuy nhiên, giá trị TSCĐ hợp lý có thể xác định tại ngày mua của Việt Hàn được định giá là 123 tỷ đồng, gấp 15 lần giá trị sổ sách.

Tổng giá mua đã bao gồm lợi ích cổ đông không kiểm soát mà FRT phải trả là hơn 123 tỷ đồng.

 Người anh em cùng mẹ với FPT Long Châu: Giá trị sổ sách hơn 8 tỷ, được mua lại với giá 123 tỷ  - Ảnh 1.

Trích BCTC FRT 2021

Đến 30/09/2022, trong danh sách các giao dịch phát sinh với bên liên quan của FRT không thấy phát sinh giao dịch Mua - Bán với công ty Việt Hàn, chỉ có phát sinh số tiền cho vay và thu hồi khoản vay.

Dư nợ FRT cho vay Việt Hàn đến cuối quý III còn lại 65,1 tỷ đồng và giá trị khoản phải thu khác (với Việt Hàn) hơn 900 triệu đồng.

Theo An Vũ

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên