MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người có đường huyết cao sẽ xuất hiện 5 loại "khó chịu" này: Có 3/5 thì phải đi khám ngay mới mong thoát khỏi cảnh sống chung cả đời với bệnh "bóp mồm miệng"

03-01-2022 - 08:05 AM | Sống

Người có đường huyết cao sẽ xuất hiện 5 loại "khó chịu" này: Có 3/5 thì phải đi khám ngay mới mong thoát khỏi cảnh sống chung cả đời với bệnh "bóp mồm miệng"

Đừng chủ quan khi cơ thể xuất hiện 5 loại khó chịu này, bởi nó cho thấy đường huyết của bạn đang tương đối cao, cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Đường huyết là glucose trong máu, cơ thể con người phải hấp thụ một lượng glucose thích hợp mỗi ngày để giúp cơ thể bổ sung năng lượng và duy trì sức mạnh của các mô và cơ quan.

Cơ thể khỏe mạnh là cơ thể có mức đường huyết tương đối ổn định, lúc đói khoảng 3,92 ~ 6,16 mmol / L , giá trị đường huyết sau ăn khoảng 5,1 ~ 7,0 mmol / L. Nếu cao hơn bình thường thì hiện tượng này được gọi là tăng đường huyết.

Người có đường huyết cao sẽ xuất hiện 5 loại "khó chịu" này: Có 3/5 thì phải đi khám ngay mới mong thoát khỏi bệnh tiểu đường

Đường huyết cao là dấu hiệu thường thấy ở người bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, người không bị tiểu đường vẫn có thể bị tăng đường huyết. Nếu bạn đang gặp các vấn đề sau đây thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của bản thân để phòng tránh những rủi ro không đáng có.

1. Mệt mỏi bất thường

Cảm giác mệt mỏi là dấu hiệu có thể xảy ra ở nhiều loại bệnh khác nhau nên rất khó để người có đường huyết cao để ý. 

Tuy nhiên, đường huyết cao thường kèm theo dấu hiệu là cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân là vì các tế bào trong cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng. Tế bào sẽ trở nên "thiếu ăn" khiến bạn cảm thấy chậm chạp hoặc mệt mỏi.

Vì vậy, nếu cơ thể có những dấu hiệu mệt mỏi bất thường thì bạn cũng nên đi khám để yên tâm hơn.

2. Tăng tiểu tiện

Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm có thể là dấu hiệu của đường trong máu cao. 

Nguyên nhân là do khi đường huyết tăng cao, thận sẽ hoạt động hết mức để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nguyên liệu cần thiết cho cơ chế này là nước. Do đó, đường huyết cao sẽ gây khát nước và đi tiểu liên tục, làm tăng số lần đi tiểu trong ngày.

Người có đường huyết cao sẽ xuất hiện 5 loại khó chịu này: Có 3/5 thì phải đi khám ngay mới mong thoát khỏi cảnh sống chung cả đời với bệnh bóp mồm miệng - Ảnh 2.

3. Đói nhanh

Quá nhiều đường trong máu có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói.

4. Chân tay ngứa ran

Đây là triệu chứng hiếm gặp hơn cũng có thể xảy ra ở những người bị tăng đường máu.

Lượng đường trong máu của cơ thể con người vượt quá mức bình thường cũng sẽ gây ngứa ngáy tay chân. Nguyên nhân là do ở hai bộ phận này có rất nhiều mao mạch, đường huyết tăng cao sẽ gây kích ứng da, làm cho da khô, dễ bị nhiễm nấm và khả năng tự phục hồi của da suy giảm.

Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh ở các chi gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi xảy ra theo thời gian và có thể xuất hiện triệu chứng như tê, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân hoặc chân.

5. Nhức đầu

Nhức đầu là một trong những dấu hiệu tăng đường huyết cực kỳ phổ biến. Đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến 2 loại hormone có vai trò quan trọng với chức năng não là hormone epinephrine và norepinephrine, khiến mạch máu co giãn bất thường, gây rối loạn lưu thông máu.

Những cơn đau đầu sẽ xuất hiện và tự hết khi lưu thông máu trở lại bình thường nên nhiều người sẽ không để ý. Dù vậy, nếu trình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn vẫn nên tới bác sĩ thăm khám để làm rõ nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị kịp thời.

(Tổng hợp) 

Người có đường huyết cao sẽ xuất hiện 5 loại khó chịu này: Có 3/5 thì phải đi khám ngay mới mong thoát khỏi cảnh sống chung cả đời với bệnh bóp mồm miệng - Ảnh 3.

Ánh Lê Video: Tuấn Đăng

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên