Người có EQ cao, luôn học cách giữ mồm giữ miệng
"Nghiệp từ miệng mà ra". Chuyện không liên quan đừng nên quản, việc không nên nói chớ thừa lời. Có đôi lúc, không giải thích nhiều mới là một loại trí tuệ...
- 15-10-2020Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?
- 14-10-2020Bận rộn cả ngày nhưng luôn cảm thấy 24 giờ/ngày chưa đủ: Đây là cách làm việc năng suất cho những người "nghiện việc" vượt qua tình trạng thiếu thời gian
- 14-10-2020Ai cũng tuân theo công thức "sống - tiết kiệm - cho đi", thử làm ngược lại bạn sẽ nhận được kết quả không ngờ: Người tham lam luôn sinh sống trong thiếu thốn, mở rộng lòng mình đời sẽ thay đổi
Trong cuốn sách "Tỉnh thế hằng ngôn" có một câu nói thế này:
"Việc không liên quan đến mình thì bớt quản, lời không đúng ngữ cảnh thì bớt nói."
Biểu hiện của một người có EQ cao đó chính là không tùy tiện đánh giá người khác. Có đôi lúc, khi mọi chuyện chưa hiểu rõ ràng, thì im lặng chính là lựa chọn khôn ngoan nhất.
Cái gọi là "Nước sâu không nói, người vững không kêu" đó chính là: Nước dù sâu đến đâu, cũng không bao giờ lên tiếng chứng minh, cứ để người ta mãi đoán về độ sâu của nó. Những người làm việc chín chắn, trước giờ chưa bao giờ khoe khoang rằng mình có bao nhiêu lợi hại...
Im lặng đúng lúc thể hiện một loại phong độ, quản chặt miệng mình, không nói lời vô nghĩa, đó cũng là một cách tu tâm dưỡng tính.
Trong mối quan hệ giữa người với người, hòa thuận là nguyên tắc quan trọng nhất.
Khi đã trưởng thành, lời thừa tuyệt đối đừng thốt ra, như vậy sẽ khiến người khác thoải mái, cũng khiến bản thân trở nên khéo léo trong cách hành xử hơn.
- 01 -
Ít nói, cẩn thận trong hành động là một loại thái độ khôn ngoan
Shakespeare từng nói: "Thay vì trở thành một người thể hiện mình khôn ngoan nhưng bên trong ngu ngốc, vậy chi bằng hãy làm một người biểu hiện nhìn ngu ngốc nhưng thực tế lại là người khôn ngoan."
Làm người, học nói mất một năm, nhưng học im lặng lại mất cả đời. Chỉ khi nào chúng ta biết cẩn trọng lời ăn tiếng nói và việc làm của mình, chúng ta mới có thể bắt đầu bước trên con đường trưởng thành.
Lời nói là một thanh gươm vô hình, nếu sử dụng đúng nó sẽ trợ giúp chúng ta, nếu sử dụng sai nó sẽ trở thành vũ khí gây tổn thương cho người khác.
Có nhiều việc trong đời, không nhất thiết phải truy cầu một đáp án tiêu chuẩn, bởi vì thế giới này không phải lúc nào cũng phân rõ rạch ròi giữa trắng và đen.
Giả hồ đồ cũng là một loại trí tuệ, không phải để lừa người, mà vì bảo vệ mình. Có nhiều tình huống, người quá thông minh sẽ khiến người khác khó xử hoặc chán ghét.
Một số người có tính cách quá thẳng thắn, bộc trực, hay thường vì điều này mà làm mất lòng người khác cũng như thương tổn chính mình.
Trương Ái Linh là một nữ nhà văn huyền thoại trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, những tác phẩm của bà có sức ảnh hưởng qua bao thế hệ.
Cả đời này, có 3 người bạn phải khiến bà chủ động tuyệt giao, một trong số đó là người bạn thân thiết Viêm Anh. Nguyên nhân chủ yếu cũng là vì Viêm Anh không biết lời nào nên nói đúng dịp, lời nào nên dừng đúng lúc.
Hai người từng chơi rất thân, Trương Ái Linh còn ghi cả rất nhiều câu nói của Viêm Anh thành bộ "Viêm Anh ngữ lục". Nhưng Viêm Anh lại có một điểm không tốt, cứ thích khoe khoang bản thân tốt đẹp vào những lúc Trương Ái Linh thất thế.
Khoảng thời gian ở Mỹ, Trương Ái Linh gặp khó khăn về tài chính, thế là Viêm Anh thường khoe với cô bản thân mình làm sao kiếm được tiền.
Chồng Trương Ái Linh đã qua đời nhiều năm, nhưng Viêm Anh lại luôn nhắc đến tình cảm mặn nồng của mình với chồng trước mặt bạn...
Không biết Viêm Anh là vô tình hay cố ý, nhưng đây thực sự là biểu hiện của EQ thấp, không biết cách giao tiếp.
Mỗi người ở trong một môi trường khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về cùng một sự việc, đó cũng là lý do mà người ta thường bảo: "Niềm vui và nỗi buồn của từng người không giống nhau."
Những người càng thông minh càng ngại nói chuyện, bởi vì họ sợ có lỡ miệng nói điều gì không hay, dẫn đến "họa từ miệng mà ra".
Thế cho nên mới có câu: "Người trí nghĩ trước nói sau, người dại nói trước nghĩ sau." Chỉ thay đổi thứ tự, nhưng phản ánh cả thái độ và trí tuệ của một người.
- 02 -
Im lặng là một loại tu dưỡng
Khi một người hiểu được nói đến đâu là đủ, người đó sẽ hiểu được ý nghĩa của sự trưởng thành.
Tôi từng xem qua một thực nghiệm thế này:
Trong một phòng thí nghiệm của trường Đại học Thanh hoa, các sinh viên cùng làm thí nghiệm gọi là "Một ngày yên tĩnh".
Các nhà nghiên cứu cho những tình nguyện viên đang làm việc ở những môi trường khác nhau cùng vào trong phòng. Một số người đang làm việc ở môi trường ồn ào, một số người thì làm việc trong môi trường tuyệt đối yên tĩnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong môi trường tuyệt đối yên tĩnh, mọi người đều tự ý thức tập trung làm việc mà không nói chuyện. Và sự tập trung của họ cũng tăng đáng kể, hầu như không có ai nhận thức được thời gian đang trôi nhanh. Tốc độ thu thập, phân tích thông tin cũng được cải thiện rất nhiều.
Học cách im lặng và suy nghĩ về cuộc sống trong im lặng chính là một loại trí tuệ khôn ngoan.
Bạn từng xem qua câu chuyện ngụ ngôn này chưa?
Có một vị vua nọ nhận được ba bức tượng vàng giống hệt nhau, tuy trông giống, nhưng giá trị lại khác.
Nhà vua bèn triệu tập các quan đại thần đến phân biệt xem bức tượng nào có giá trị cao nhất. Sau khi thử nhiều cách vẫn không thành, một đại thần đề nghị bản thân có một cách, nhưng phải chờ nhà vua đồng ý mới dám thử.
Đại thần lấy ba cọng rơm nhét vào tai trái của từng bức tượng vàng.
Bức tượng đầu tiên, cọng rơm nhét vào tai trái luồn ra tai phải.
Bức tượng thứ hai, cọng rơm nhét vào tai trái nhưng luồn ra miệng.
Bước tượng thứ ba, cọng rơm nhét vào tai trái nhưng không thấy đầu ra.
Thấy thế, đại thần mới tuyên bố, bức tượng thứ ba có giá trị nhất.
Nhiều người khó hiểu chờ đại thần giải thích, và vị đại thần kia nói rằng:
"Bởi vì cùng tiếp nhận tin tức bên ngoài, nhưng chỉ có bức tượng thứ ba là nghe rồi im lặng, hiểu cách giữ mồm giữ miệng."
Những người càng hiểu biết nhiều, càng trở nên ít nói, bởi vì họ hiểu rõ sức mạnh của sự im lặng.
- 03 -
Ít nói để tu thân, im lặng để tu tâm
Lời nói của một người nên như ánh sao, đừng như tiếng pháo giao thừa, bởi đâu ai muốn đốt pháo suốt đêm?
Đa số trạng thái giao tiếp của mỗi người thường là "người nói vô tình, người nghe cố ý". Chính vì vậy, chỉ vì một giây lỡ miệng, lời nói đó có thể trở thành rào cản giữa hai người, dẫn đến hiểu lầm và xung đột.
Một người thực sự thông minh, khi gặp tình huống khó phán đoán, sẽ im lặng mà suy xét. Đây không chỉ là nghệ thuật ăn nói, mà nó còn là trí tuệ làm người.
Muốn nhìn thấu một sự việc hay một người nào đó, chúng ta nên giữ nguyên tắc ít nói, "im lặng là vàng".
Những người thành công thường có một thói quen, khổ không nói, vui không nói, vì họ biết rằng tránh nói nhiều sẽ tránh được xui xẻo không cần thiết.
Hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói trong thế giới phức tạp này, nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với người khác, còn là cách biểu đạt sự khôn khéo và trí tuệ của bạn trong giao tiếp xã hội.
Pháp luật và bạn đọc