Người Hàn Quốc thành công đến vậy là nhờ đúng 1 chữ: Cả nhà trường lẫn gia đình đều phải dạy trẻ điều này
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ Hàn Quốc đều đã dạy con những bài học đầu tiên về "chữ" này.
- 17-06-2023Những 'chuyến tàu địa ngục': Cơn ác mộng chưa có hồi kết của người Hàn Quốc mỗi giờ cao điểm
- 23-03-2023Lý do thực sự khiến người Hàn Quốc không muốn sinh con
- 16-03-2023Tại sao là đất nước giàu có thịnh vượng nhưng nhiều người Hàn Quốc không thấy hạnh phúc và cạn kiệt niềm tin vào tương lai?
Hàn Quốc có câu chuyện “kỳ tích sông Hàn” khi một đất nước nghèo đói đã vùng lên trở thành quốc gia phát triển chỉ sau vài thập kỷ. Đằng sau kỳ tích đó là rất nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến con người. Bí kíp thành công và nỗ lực của người Hàn luôn đáng để thế giới học hỏi.
Nghệ thuật sống Nunchi của người Hàn
Một trong những từ đầu tiên trẻ em Hàn Quốc được dạy khi còn nhỏ là “nunchi”, dịch theo nghĩa đen là “đo mắt”. Nunchi là nghệ thuật cảm nhận những gì người khác đang suy nghĩ và cảm nhận - và sau đó phản ứng một cách thích hợp, hay có thể hiểu một cách đơn giản là nhạy bén. Đó là khả năng “đọc” được tình huống nhanh, tập trung vào tập thể chứ không phải cá nhân cụ thể.
Tốc độ là điều tối quan trọng đối với Nunchi. Những người có Nunchi “nhanh” liên tục điều chỉnh lại các giả định của họ dựa trên bất kỳ từ ngữ, cử chỉ hoặc nét mặt nào của người đối diện để họ luôn nhận thức đúng được tình huống.
Ở Hàn Quốc, người có khả năng nhạy bén tốt luôn được coi trọng. Một số thậm chí còn cho rằng nó cho phép bạn đọc được suy nghĩ người khác, mặc dù không có gì siêu nhiên ở đây cả. Khả năng Nunchi được mài giũa kỹ càng có thể giúp bạn chọn được đối tác phù hợp trong cuộc sống hoặc công việc, bảo vệ bạn trước những người có ý định gây hại và thậm chí giảm bớt lo lắng xã hội.
Rất dễ nhầm lẫn Nunchi với sự đồng cảm, thậm chí có quá nhiều sự đồng cảm có thể gây bất ổn. Mặt khác, Nunchi đặt sự quan sát yên tĩnh lên hàng đầu. Nó cho phép bạn giữ vững lập trường trong khi vẫn lắng nghe người khác. Để khai thác sức mạnh của Nunchi, tất cả những gì bạn cần là đôi mắt và đôi tai của mình. Và phần khó nhất là: có một tâm trí tĩnh lặng.
Cách giáo dục khả năng nhạy bén cho trẻ từ nhỏ
Trong cách nuôi dạy trẻ truyền thống của Hàn Quốc, cha mẹ và thầy cô rất đề cao việc dạy trẻ khả năng Nunchi, dù theo bất kỳ cách nào. Đó có thể đơn giản là lời dạy “Phải nhìn cả hai phía trước khi băng qua đường” hay “Không được đánh em”. Cha mẹ Hàn dạy con về Nunchi từ khi chúng được 3 tuổi, tuân theo một quan niệm nổi tiếng là thói quen hình thành lúc 3 tuổi sẽ tồn tại cho đến năm 80 tuổi.
Nunchi là nghệ thuật cảm nhận những gì người khác đang nghĩ, cảm nhận và phản ứng một cách thích hợp. Các bậc cha mẹ Hàn Quốc thấm nhuần tư tưởng Nunchi sẽ dạy con bài học quan trọng đầu tiên là: “Con không phải trung tâm vũ trụ”.
Ví dụ, một người mẹ và đứa con trai 4 tuổi đang xếp hàng đợi ở quầy buffet một thời gian và đứa con bắt đầu mất kiên nhẫn. Một bà mẹ Hàn Quốc sẽ không đáp lại bằng câu: “Ôi, tội nghiệp con phải đợi lâu! Mẹ có một ít bánh trong túi, con ăn tạm cho đỡ đói đi”. Thay vào đó, bà mẹ sẽ nói: “Hãy nhìn những người đang xếp hàng khác, họ cũng giống như chúng ta. Con có nghĩ mình là người duy nhất trong hàng này đói không?”. Kiểu giáo dục này nhằm dạy trẻ em rằng thế giới không xoay quanh chúng và mọi thứ không có sẵn.
Một ví dụ khác là một số trường học ở Hàn Quốc không tuyển nhân viên lao công. Học sinh dù nhỏ tuổi cũng phải thay phiên nhau dọn dẹp, quét nhà, lau nhà, đổ rác và thậm chí dọn dẹp nhà vệ sinh.
Có rất nhiều bài học mà trẻ có thể được luyện từ việc này. Thứ nhất, chúng sẽ biết càng gọn gàng, ngăn nắp ngay từ đầu thì càng mất ít thời gian để dọn dẹp. Tiếp đó, việc phải thay phiên nhau trực giúp truyền đạt nhận thức cả lớp như một tổ ong duy nhất. Học sinh phải tôn trọng môi trường của mình với tư cách là một thành viên trong tập thể và chúng cũng có trách nhiệm bảo vệ cái chung.
Theo quan niệm của người Hàn, bạn không cần phải là người thông minh nhất, giàu có nhất hay có đặc quyền nhất mới tìm được thành công trong cuộc sống. Khả năng nhạy bén như có giác quan thứ 6 này cũng là một chìa khóa quan trọng dẫn đến hạnh phúc.
Trước đây, ở Hàn Quốc có một số thầy cô dạy học theo quy tắc học sinh không được phép đặt câu hỏi trong giờ. Giáo viên thường cố tình đưa ra thông tin mơ hồ về mọi thứ, từ địa điểm tổ chức kỳ thi cho đến những đồ dùng hoặc sách cần mang theo. Học sinh cần phải tự tìm hiểu, tự hiểu ý “ngầm” của thầy cô để giải quyết vấn đề của mình. Đó là cách giúp trẻ học được một trong những quy tắc cơ bản của Nunchi: Nếu bạn có thể kiên nhẫn quan sát, thì những câu hỏi của bạn - phải làm gì, hành động như thế nào, phản ứng thế nào - sẽ được trả lời mà người khác không cần phải nói một lời.
Nguồn: CNBC
Phụ nữ số