Người làm dịch vụ thượng lưu tiết lộ thói quen tiêu tiền của người giàu
Liệu giới thượng lưu có tiêu tiền như nước giống lời đồn?
- 10-02-2023Người có tiền chưa chắc đã là người giàu: Nghèo từ tư duy thì có cho 10 tỷ cũng không giàu nổi
- 09-02-2023Không phải Mercedes hay Bentley, Toyota và Honda mới là những dòng xe được người giàu lái nhiều nhất
- 08-02-2023Muôn kiểu dùng túi hiệu lạ đời của nhà giàu: Người dùng để che mưa, người đem đi đựng bỉm sữa
Người ta vẫn nói làm dịch vụ giống như làm dâu trăm họ, phải làm nhiều khách hàng hài lòng. Và hiển nhiên, dịch vụ hay sản phẩm càng cao cấp, chỉ dành riêng cho người có tiền thì yêu cầu với người cung cấp dịch vụ lại càng cao hơn. Hơn ai hết, họ cũng chính là những người hiểu rõ nhất thói quen tiêu tiền của người giàu.
Đừng nói về tiền với người có tiền
Đây chính là một trong những nguyên tắc khi làm việc với giới thượng lưu của Hoàng Đức - founder Nhà TO kiêm giám đốc truyền thông tại một công ty du thuyền. “Khi mà người ta đã ở trong giới thượng lưu thì tiền không phải là vấn đề nữa, vấn đề nằm ở những điểm khác biệt mà mình có thể tạo ra, những giá trị mà mình có thể mang lại cho họ” - Anh lý giải.
Anh Hoàng Đức
KTS Phạm Anh Tuấn - CEO của một công ty thiết kế có tiếng chuyên làm việc với giới thượng lưu cũng cho biết các chủ nhà trong nhóm này không đặt ra ngân sách cụ thể. Thay vào đó họ thường có hai phong cách tiền bạc: “Một là họ để mình thoải mái làm, không quan tâm đến tiền hoặc ngân sách. Hai là KTS sẽ đưa ra tư vấn về giá trị sau cuộc gặp trao đổi”.
Có lẽ chính từ việc hiểu tâm lý này mà Hoàng Đức và Phạm Anh Tuấn lại có những lần chốt đơn với con số đủ sức giật mình. Chẳng hạn khách hàng của Hoàng Đức chốt mua du thuyền 40 tỷ đồng sau một buổi cà phê còn Phạm Anh Tuấn thì có mức giá thi công nhà lên đến 50 - 80 triệu đồng/m2.
Phải giỏi, duyên và có cá tính nếu muốn người giàu chi tiền
Tất nhiên để những người làm dịch vụ thượng lưu đạt được những con số kể trên là cả một quá trình dài. Họ không chỉ phải giỏi chuyên môn để có dịch vụ tốt, có EQ cao để đủ duyên dáng và tinh tế mà còn phải có cá tính riêng biệt.
Big Pilot Daddy (tên thật là Trần Hải Đông) - giám đốc hai công ty thời trang chuyên cung cấp mặt hàng cao cấp cho giới thượng lưu khẳng định: “Nếu bạn không riêng biệt, không cá tính thì sẽ chìm nghỉm trong số hàng trăm, hàng ngàn thứ mà khách hàng từng trải nghiệm, dẫn đến họ sẽ không nhớ bạn là ai và bạn sẽ mất đi khách hàng, đối tác”.
Anh Trần Hải Đông
Hải Đông còn rất đề cao trải nghiệm cá nhân và kiến thức chuyên môn về sản phẩm. Mỗi năm anh đều may ít nhất 70 bộ suit với nhiều màu sắc, chất liệu được thiết kế riêng để review. Theo anh, chỉ có tự mình trải nghiệm thì mới có thể thuyết phục được mọi người, từ những người quan sát mình đến khách hàng.
Trải nghiệm cũng là điều Hoàng Đức muốn dành cho khách hàng của mình. Anh cho rằng khi mình không mang lại giá trị về vật chất, tiền bạc cho khách thì phải mang đến những giá trị tinh thần, trải nghiệm. “Đôi khi, họ mua hàng không phải vì món hàng, mà vì người bán hàng cho họ cảm giác thích thú khi được mua hàng” - chủ kênh Nhà TO tâm sự.
Ở lĩnh vực nhà cửa, KTS Phạm Anh Tuấn cũng có quan điểm tương tự. Anh cho rằng ai cũng thích làm việc với giới siêu giàu nhưng nếu mình không có chuyên môn, trải nghiệm hay sự tinh tế thì rất khó để bắt đầu.
KTS Phạm Anh Tuấn
Giới thượng lưu thích giá trị nghệ thuật, không phải sự sang chảnh
Tiêu tiền như nước, cuộc sống sang chảnh, mua sắm không nhìn giá,... là những điều mà nhiều người hay nói về giới thượng lưu. Nhưng những người trực tiếp làm việc với họ như Hải Đông, Hoàng Đức hay Anh Tuấn lại có suy nghĩ hoàn toàn khác.
Khi được hỏi về những tin đồn này, anh Hải Đông khẳng định không có chuyện như vậy: “Chắc đó là giới thượng lưu trong phim chứ thực tế thì những người siêu giàu trân trọng những giá trị nghệ thuật, bỏ nhiều tiền vì sự trân trọng đó, rất ít khi tiêu tiền để trông sang chảnh. Phải nói là họ coi trọng trí tuệ, cá tính riêng và những điều mang tính nghệ thuật”.
KTS Phạm Anh Tuấn cũng cho biết khách hàng cao cấp của mình thích nói về nghệ thuật, về hội họa hay âm nhạc. “Đôi khi một cuộc gặp mặt, những câu chuyện ngoài chuyên môn chiếm tới 70%. Do vậy muốn hướng đến tệp khách hàng cao cấp, bản thân KTS phải biết rất nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác ngoài kỹ năng chính” - Anh Tuấn nói.
Với Hoàng Đức, người giàu tiêu tiền rất thông thái, rất tinh tế, luôn suy tính mọi vấn đề và đây cũng chính là cách giúp họ trở nên giàu có. Vì vậy anh cho rằng làm gì thì cũng phải xuất phát từ trái tim, từ cái tâm của mình.
(Tổng hợp)
Thể Thao Văn Hóa