Người mắc Covid-19 cần ăn và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục: 5 nguyên tắc “dinh dưỡng là vàng” dành cho các F0
'Người mắc Covid-19 cần ăn và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục' là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các F0 và người chăm sóc F0.
- 17-02-2022Đồng thời mắc cúm và Covid-19 có nguy hiểm không? Bác sĩ chỉ ra "lá chắn" hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa 2 loại virus này mà ai cũng nên "trang bị"
- 11-02-2022Mắt đỏ au sau khi mắc Covid-19: Bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 tác động tới mắt
- 05-02-20224 loại thuốc xông và thuốc uống cần thiết khi điều trị Covid-19 tại nhà: Bác sĩ chuyên khoa lưu ý điều này để dùng thuốc hiệu quả, tránh rủi ro không đáng
Dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi của người nhiễm COVID-19. Người bệnh nhiễm COVID-19 tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng. Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.
Việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.
Người mắc Covid-19 cần ăn và kiêng ăn gì
Chia sẻ về vấn đề này, trong tọa đàm trực tuyến HƯỚNG DẪN F0 TỰ QUẢN LÝ, CHĂM SÓC TẠI NHÀ, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh , Giám đốc Trung tâm Y học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhấn mạnh: Không có thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 sau khi ăn và khỏi bệnh ngay lập tức. Nhưng ăn uống rất quan trọng, thực phẩm nào cũng tốt, đặc biệt là một số thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, ví dụ như rau củ quả tươi xanh, thực phẩm đủ năng lượng dễ tiêu...
Không có thực phẩm nào mà F0 phải tránh tuyệt đối nhưng cần chú ý tránh những thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường... Những thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng đường huyết, ảnh hưởng khả năng chống đỡ với COVID-19.
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi của người nhiễm COVID-19. Để nhanh chóng tăng sức đề kháng, F0 cần đặc biệt lưu ý 5 nguyên tắc “dinh dưỡng là vàng” theo sổ tay sức khỏe Covid-19 của Đại học Y dược TPHCM như sau:
Nguyên tắc 1
Cung cấp đầy đủ năng lượng, bổ sung đủ 4 nhóm chất, ăn 3 bữa chính và ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo cơ thể hấp thụ được.
Bên cạnh đó, nên cố gắng ăn nhiều hơn 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị để đa dạng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nạp vào cơ thể hàng ngày. Điều này sẽ rất có lợi cho sức đề kháng tổng thể.
Nguyên tắc 2
Uống 8-10 cốc nước mỗi ngày, tương đương khoảng 1,6 - 2 lít nước, đặc biệt là nước ấm. Nên uống từng ngụm nhỏ để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, có thể dùng các loại khác như nước chanh, nước cam pha loãng.
Lưu ý rằng, đối với trẻ em và người cao tuổi, cần bổ sung nước thường xuyên chứ không nên đợi cảm giác khát.
Nguyên tắc 3
Ăn các loại trái cây và rau có chứa nhiều nước như là dưa hấu, cam, táo, cà chua, dưa leo, bông cải xanh...
Nguyên tắc 4
Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc dùng 1 - 2 tép tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm.
Nguyên tắc 5
Đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mãn tính, người thiếu cân có thể bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm như ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa. Lưu ý không nên dùng quá 2 cốc sữa mỗi ngày.
Ngoài ra, cũng cần nắm được một số hạn chế trong dinh dưỡng hàng ngày như sau:
Một là, ăn ít đường, các loại bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Hai là, không nên ăn mặn. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng dưới 5 gram muối, tương đương 1 thìa cafe.
Ba là, không nên tụ tập hàng quán, bia rượu, tiệc tùng.
Pháp luật và bạn đọc