MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người "nắm giữ" nhiều triệu tỷ đồng tài sản Nhà nước có kinh nghiệm gì trong quá khứ?

Ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng đã được Thủ tướng chính thức bổ nhiệm làm Chủ tịch Uỷ Ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 189, Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1963, quê Hải Phòng. Ông Hoàng Anh có trình độ Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Cử nhân lý luận chính trị.

Trước khi đảm nhiệm các vị trí chính khách, ông Nguyễn Hoàng Anh đã có những trải nghiệm trên cương vị doanh nhân. Cụ thể, giai đoạn năm 1998 - 2002, ông là Giám đốc Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng (Tradimexco).

Sau đó, từ năm 2002, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy thành phố Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng khóa XI.

Từ 2003 – 2005, ông là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy thành phố Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng khóa XI.

Từ 2006 – 2007, ông là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên chuyên trách Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng khóa XI. 

Giai đoạn từ 2007 - 2010, ông Nguyễn Hoàng Anh bên cạnh vai trò Đại biểu Quốc hội khóa XII còn là Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế.

Từ 2010 – 2011, ông là Đại biểu Quốc hội khóa XII, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.

Ngày 24/3/2015, ông chính thức được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng nhiệm kì 2010-2015.

Giúp việc cho Chủ tịch "siêu uỷ ban" là không quá 4 Phó Chủ tịch do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm và bộ máy các ban gồm:

Các ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Uỷ ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các ban được thành lập dựa theo ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp và tỷ lệ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp. Cụ thể: Ban xây dựng và hạ tầng; Ban công nghiệp chế tạo; Ban năng lượng; Ban công nghệ, viễn thông, truyền thông.

Các ban tham mưu tổng hợp có nhiệm vụ giúp lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo nội dung chuyên môn gồm: Ban chiến lược và phát triển; Ban Quản trị tài chính và rủi ro; Ban Pháp chế và kiểm soát nội bộ; Ban Tổ chức nhân sự và đào tạo.

Văn phòng gồm các bộ phận: Phòng Hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Trung tâm thông tin quản lý.

Nguồn chi cho cơ quan chuyên trách được cân đối trong khoản thu ngân sách từ cổ phần hoá, sắp xếp, thoái vốn nhà nước, cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu.

Bên cạnh chế độ tiền lương quy định, cơ quan này có phần thu nhập bổ sung gắn với hiệu quả quản lý vốn nhà nước và năng suất lao động của các doanh nghiệp do cơ quan làm đại diện chủ sở hữu.

Hà Thu

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên