Người Nhật ở sạch đến mức nào? Chỉ cần ngó qua các vật dụng trong nhà vệ sinh là rõ
Hầu hết các vật dụng này đều có thể mua được tại Việt Nam, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể học hỏi người Nhật để biến không gian nhà vệ sinh trở nên gọn gàng, tinh tươm hơn nhiều.
- 02-11-2020Đây là vật dụng được chứng minh bẩn hơn cả bồn cầu, các bà nội trợ cần vệ sinh đúng cách kẻo rước bệnh cho gia đình lúc nào không hay
- 18-10-20205 thói quen tai hại khi dọn dẹp, giữ vệ sinh nhà cửa ai cũng làm mỗi ngày nhưng lại khiến bệnh tật dễ "tấn công" lúc nào không hay
- 03-10-2020Tại sao chúng ta nên ngừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh: có 5 vấn đề sẽ xảy đến nếu bạn cứ duy trì thói quen này
Trái ngược với hầu hết các nước trên thế giới, nhà vệ sinh của người Nhật luôn được tách thành 2 gian: một gian để vệ sinh cá nhân và gian còn lại đặt bồn cầu. Thiết kế này giúp hạn chế vi khuẩn từ khu vực bồn cầu xâm nhập vào nơi tắm rửa.
Bên cạnh đó, thói quen ở sạch của người Nhật còn được thể hiện ở những chi tiết, vật dụng rất nhỏ trong nhà vệ sinh. Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ nhận ra đây chính là lý do xứ sở hoa anh đào được ca tụng là trong những quốc gia sạch sẽ nhất thế giới.
1. Dán băng dính lên viền bồn tắm
Trong khi phòng tắm của người Việt thường chỉ sử dụng vòi hoa sen là chủ yếu thì ở Nhật, bồn tắm chính là món nội thất cực kỳ phổ biến. Người Nhật sử dụng bồn tắm thường xuyên và cọ rửa chúng định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong đó, khe hở ở viền bồn tắm là nơi rất dễ tích tụ bụi bẩn.
Để ngăn bụi bám và giảm bớt gánh nặng cọ rửa, người Nhật sử dụng 1 loại băng dính trong suốt để bọc phần viền của bồn tắm, che đi khe hở.
2. Dùng cọ bồn cầu có đầu cọ tan trong nước
Với cọ bồn cầu thông thường, vết bẩn vẫn sẽ tích tụ lại trên đầu cọ sau khi dùng, gần như không thể loại bỏ triệt để. Những vết bẩn này không chỉ là “ổ” vi khuẩn mà còn gây mùi khó chịu trong nhà vệ sinh.
Để ngăn mùi và vi khuẩn, người Nhật thường sử dụng loại cọ dùng 1 lần, phần đầu cọ có thể tháo rời và thay thế. Sau mỗi lần sử dụng, họ sẽ bấm 1 nút trên thân cọ để phần đầu cọ tách rời, rơi xuống bồn cầu rồi… nhấn nút xả nước. Họ không lo bồn cầu sẽ bị tắc nghẽn vì đầu cọ được làm từ loại bông tinh khiết dùng 1 lần, có thể tan trong nước.
Ở Việt Nam, bạn cũng có thể đặt mua cọ bồn cầu dùng 1 lần tại đây. với giá khoảng 289.000 đồng/set. Mỗi set gồm 1 thân cọ và 10 đầu cọ.
3. Sử dụng bột chua (axit citric) để cọ rửa
Ngày nay, trào lưu sử dụng các chất tẩy rửa hữu cơ ngày càng được ưa chuộng bởi những sản phẩm này an toàn hơn các chất tẩy rửa hóa học. Với thói quen sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, người Nhật thường dùng bột chua (axit citric) để làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà vệ sinh.
Với khả năng tẩy rửa an toàn và hiệu quả, bột chua có thể dễ dàng loại bỏ cặn xà phòng, cặn canxi trên các thiết bị nhà tắm như vòi nước, bồn cầu, đường ống dẫn nước… Bạn có thể hòa bột chua với nước và đựng trong lọ xịt để tiện sử dụng hơn. Chẳng hạn, bạn có thể xịt dung dịch lên vòi nước, để 1 lúc rồi dùng vải lau sạch. Các vết bẩn cứng đầu sẽ biến mất nhanh chóng.
Ngoài ra, bột chua còn có thêm công dụng khử mùi hôi, mùi tanh. Do đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm này để làm sạch cả ở khu vực bếp.
Bột chua hiện được bán với giá trung bình từ 32 - 45 nghìn đồng/kg. Nếu mua lượng nhỏ, mức giá sẽ cao hơn. Bạn có thể tham khảo và đặt mua bột chanh tại đây.
4. Sử dụng bộ dụng cụ lau/quét dạng lắp ghép
Đa số các dụng cụ vệ sinh ở Nhật Bản đều có dạng lắp ghép (như hình). Như vậy vừa tiết kiệm không gian lưu trữ, vừa tiết kiệm được 1 khoản nếu so với mua riêng từng món “đầy đủ phụ kiện”. Chưa kể, việc vệ sinh các phụ kiện (đầu gắn) sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn khi không bị vướng phần cán dài.
Trên các trang TMĐT ở Việt Nam nay cũng đã có bán riêng các phụ kiện có thể gắn với cây lau nhà. Tuy nhiên, mẫu mã sản phẩm chỉ giới hạn ở giẻ lau hình chữ nhật hoặc giẻ lau dạng mâm xoay mà thôi.