Người Phần Lan sống hạnh phúc nhờ 3 BÍ QUYẾT, điều thứ nhất dễ làm nhưng nhiều người "chê" vì... mất thời gian
Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới, Phần Lan đã được vinh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong vòng 6 năm liên tiếp.
- 25-09-2023"Nam nghệ sĩ khắc khổ nhất màn ảnh Việt": Ngoài đời sống hạnh phúc đáng ngưỡng mộ bên vợ đẹp kém 25 tuổi
- 16-09-2023Có 12 SỰ BẮT ĐẦU này chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng đến cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy may mắn và thành công
- 08-09-2023Nam diễn viên đóng công an nhiều nhất màn ảnh, bỏ phố về quê, sống hạnh phúc bình yên bên vợ kém 11 tuổi
Kỷ lục đất nước hạnh phúc nhất thế giới đã khiến Phần Lan thu hút vô số sự quan tâm từ các quốc gia khác, họ tự đặt câu hỏi rằng điều gì đã khiến người dân ở quốc gia này đã trở nên hạnh phúc như vậy.
Quay trở lại vào hồi tháng Ba, Bộ Du lịch của Phần Lan đã công bố một lời đề nghị hấp dẫn: Cho phép 10 người nước ngoài đến thăm đất nước này và tham gia vào một lớp học nâng cao về hạnh phúc.
Sau thông báo này, Bộ Du lịch đã nhận được đến hơn 150.000 đơn đăng ký từ khắp nơi trên thế giới, chẳng ai muốn bỏ qua cơ hội “ngàn năm có một” này. Theo CNBC, khóa học này sẽ đưa mọi người tiến gần hơn với những hiểu biết sâu sắc về bốn chủ đề cốt lõi: Thiên nhiên - Lối sống, Sức khỏe - Cân bằng, Thiết kế - Hàng ngày, và cuối cùng là Thực phẩm - Sức khỏe.
Với hy vọng tìm thấy một cuộc sống hạnh phúc, Renée Onque, cây bút của tờ CNBC, đã theo dõi tất cả những bài học thuộc khóa học này, và cô đã rút ra những bài học lớn nhất.
1. Kết nối với thiên nhiên là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tinh thần
Là một người sinh ra và lớn lên tại thành phố lớn, Onque hầu như không tiếp xúc quá nhiều với thiên nhiên nếu không đi xa. Tuy nhiên, khoá học đã dạy cô rằng mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên không nhất thiết phải là chạy bộ trong rừng hay chèo thuyền trên sông, điều quan trọng hơn là việc chúng ta cần kết nối với thiên nhiên mọi lúc mọi nơi, kể cả trong các hoạt động đơn giản như uống cà phê hoặc đi làm.
Phần Lan đang dẫn đầu “cuộc chơi” này với một bộ luật mang tên “Everyman's Rights". Bộ luật này cho phép mọi người dân có quyền đi dạo chơi, thậm chí là nghỉ qua đêm giữa thiên nhiên bất kể quyền sở hữu đất đai. Bên cạnh đó, nhiều người Phần Lan cũng có thói quen đi cắm trại, đạp xe, đi bộ thường xuyên.
Trong cuộc sống vội vã ngày nay, nhiều người không thể thực hiện được điều này vì guồng quay quá bộn bề, cho rằng lãng phí thời gian.
Mikaela Creutz, một người đi bộ đường dài và yêu thiên nhiên, cho biết: “Đúng là ngay cả một thời gian ngắn dành cho thiên nhiên cũng có thể làm giảm căng thẳng, thanh lọc tâm trí, mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời và cho phép bạn kết nối với chính mình theo những cách mà chỉ thiên nhiên mới có thể làm được”.
2. Tất cả mọi thứ chỉ nên dừng ở mức vừa đủ
Onque luôn cảm thấy bản thân là người dám nghĩ, dám làm và luôn tự hào về điều đó. Tuy nhiên, đó đồng thời cũng là nhược điểm khi cô luôn đặt mục tiêu cao và mong muốn nhiều hơn những gì mình có.
April Rinne, một diễn giả về tầm quan trọng của việc chấp nhận sự thay đổi và không chắc chắn cho biết: “Khi chúng ta tập trung vào một việc gì đó, chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy đủ. Đích đến của chúng ta sẽ thay đổi liên tục”.
Theo Rinne, “đủ” ở đây có nghĩa là sự cân bằng, hài hoà và vừa phải. Đủ có nghĩa là chúng ta có hết những gì bản thân cần để phát triển, không thừa và cũng chẳng thiếu. Điều đó cũng có nghĩa là bạn chấp nhận bản thân ở thời điểm hiện tại, thay vì cứ mãi chạy theo mục tiêu “Tôi chỉ hạnh phúc khi đạt được mục tiêu này hoặc kiếm được số tiền này”.
3. Cách sắp đặt không gian sống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta
Ban đầu, khi chưa bắt đầu tham gia khóa học, Onque đã nghĩ rằng cô sẽ không học được điều gì về thiết kế, vì khía cạnh này dường như không cần thiết cho hạnh phúc. Tuy nhiên, cô đã nhanh chóng thay đổi suy nghĩ khi nghe chuyên gia thiết kế Taina Snellman-Langenskiöld, nói về mức độ ảnh hưởng của ngôi nhà và không gian đến sức khoẻ của con người.
Cụ thể, nhà thiết kế cho hay: “Ở Phần Lan, chúng tôi có một câu nói cổ rằng người nghèo cũng không thể mua được hàng chất lượng kém”. Ở đây, chất lượng tốt không có nghĩa là đắt tiền. Đôi khi, những thứ đơn giản mà chúng ta có thể tự tay tạo ra còn tốt hơn cả những thứ quý giá mua được bên ngoài.
Trước quan điểm đó, Snellman-Langenskiöld gợi ý sử dụng thiết kế để cải thiện lối sống của mọi người bằng cách: Chỉ mua những đồ vật có ý nghĩa sử dụng trong thời dài, không mua những thứ hấp dẫn nhất thời; Hoà nhập với thiên nhiên bằng cách trồng thêm cây, hoa trong nhà; Thiết kế không gian sao cho cuộc sống trở nên tiện dụng hơn.
Phụ nữ số