Người phụ nữ 33 tuổi tốt nghiệp đại học nhưng chỉ trốn trong nhà suốt 10 năm, lời trách móc khiến người ta chua xót: "Tất cả là tại mẹ!"
Đứng trước ống kính phóng viên, người phụ nữ tức giận tiết lộ tình trạng bế tắc của bản thân và trực tiếp đổ lỗi cho mẹ vì cách giáo dục sai lầm, khiến cô chỉ gặp bất hạnh trong suốt cuộc đời.
- 04-10-202150 tuổi là thời kỳ quan trọng của tuổi thọ, trước khi đi ngủ làm 5 điều thường xuyên, sức khỏe tốt, ít ốm đau
- 01-10-20215 loại thực phẩm mà tế bào ung thư "thích" nhất, rất nhiều người không hay biết mà nạp vào cơ thể mỗi ngày
- 26-09-2021Du lịch “trả thù” sau đại dịch: Kiệt sức vì Covid, nhiều người chán làm, bỏ lại công việc để lao đi du lịch bù đắp những ngày “chôn chân”
Có câu nói: "Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn". Một câu nói tốt đẹp có thể sưởi ấm lòng người suốt ba mùa đông và những lời cay nghiệt độc địa sẽ làm cho người khác tổn thương sâu sắc, cảm thấy lạnh giá dù là đang sống ngay giữa tháng 6 nóng bức. Câu nói này là bài học mà mỗi bậc phụ huynh đều phải ghi nhớ sâu sắc.
Nhiều bậc cha mẹ vì quan tâm yêu thương con nên nghĩ rằng phải dùng cách nghiêm khắc để giáo dục, kỷ luật con. Họ không biết rằng những lời mắng mỏ đó vô tình làm cho đứa trẻ đau lòng và chúng sẽ ghi nhớ câu nói xấu xí đó mãi mãi không quên, trở thành nỗi ám ảnh xót xa, thậm chí là sự phẫn nộ bức bối trong suốt cuộc đời.
Chương trình phóng sự của đài CCTV từng đưa tin về một người phụ nữ 33 tuổi tên Tiểu Phạm, từng tốt nghiệp đại học với tương lai vô cùng rộng mở. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp, người này không chịu đi làm mà chỉ sống ru rú trong nhà. Cuộc sống tạm bợ và khó khăn của cô như vậy trôi qua 10 năm trời.
Ai nghe thấy cách sống của người phụ nữ này cũng đều trề môi chê trách, tuy nhiên, trước ống kính của đài truyền hình, người phụ nữ đã tức giận lớn tiếng trách móc, nói rằng bản thân cô ra nông nỗi này tất cả là tại mẹ.
Tiểu Phạm kể rằng cô từng thử ra ngoài kiếm việc làm nhưng khi giao tiếp với người lạ cô cảm thấy vô cùng sợ hãi. Mỗi lần gặp gỡ người khác, bàn tay cô lạnh toát, cơ thể bắt đầu run lên, nói năng lắp bắp không thành câu và không ai hiểu được những gì cô muốn nói. Người xung quanh nhìn thấy cô như vậy ai cũng cười nhạo. Dần dà Tiểu Phạm cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, không dám đối mặt với ai và càng không thể tìm được việc làm.
Người phụ nữ đau đớn cho biết bản thân mình như vậy là do lúc nhỏ cô thường xuyên bị mẹ mắng mỏ, chửi bới và chê bai. Bất cứ việc gì cô làm đều không thể khiến cho mẹ hài lòng. Lớn lên trong sự phủ định của mẹ cùng những lời lẽ cay nghiệt khiến cho Tiểu Phạm mất dần lòng tự trọng, cảm thấy bản thân là đứa vô dụng, kém cỏi, không có khả năng làm nên chuyện.
Tiểu Phạm nhớ rất rõ lời mẹ thường nói với mình: "Sau này mày mà làm ra được thành tích gì, tao quỳ lạy mày luôn".
Mặc dù hiểu rất rõ bố mẹ làm lụng vất vả kiếm tiền cho con ăn học nhưng Tiểu Phạm lại không thể chịu đựng nổi cách đối xử quá cứng rắn và phũ phàng của mẹ, cuối cùng khiến bản thân cô dần dần lụi tàn.
Rõ ràng cách cư xử của mẹ Tiểu Phạm cũng rất giống với nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Bà không ghét con gái mà chỉ muốn tốt cho con, mong con trở thành người thành đạt nhưng vì lời nói quá cay độc làm tổn thương lòng tự trọng của con, làm con trở thành người rụt rè, thiếu tự tin và sợ hãi xã hội. Đây hoàn toàn là một cách giáo dục sai lầm!
Trong trái tim của mỗi đứa trẻ, bố mẹ là người quan trọng nhất. Sự tự tin của trẻ có được từ sự công nhận của những người xung quanh và đặc biệt là bố mẹ.
Nếu phụ huynh thường nói những điều tiêu cực với con, chẳng hạn như “Sao con ngu thế? Nói mãi không hiểu”, “Con đúng là quá tệ, chẳng bao giờ đuổi kịp bạn bè”, đứa trẻ sẽ mất dần niềm tin vào bản thân. Rồi đến một ngày, trẻ sẽ thật sự tin rằng bố mẹ nói không sai, chúng sẽ không thể làm tốt bất cứ điều gì vì chúng là kẻ thất bại.
Đôi khi bố mẹ chỉ nóng giận mà thốt ra những câu la mắng thế nhưng trong thâm tâm đứa trẻ, chúng sẽ ghi nhớ mãi lời nói này và tin rằng bố mẹ thật sự nghĩ như thế. Nỗi sợ làm bố mẹ thất vọng, những tổn thương sâu sắc từ lời nhận xét phủ định và những câu la mắng của bố mẹ chính là cơn ác mộng đối với trẻ, khiến chúng thu mình lại, không dám bộc lộ khả năng của mình nữa.
Đạo diễn nổi tiếng Khương Văn từng tâm sự trên chương trình truyền hình rằng ông là một người cực kỳ thiếu tự tin vì suốt đời ông chưa từng được mẹ khen ngợi, chưa bao giờ có thể làm mẹ hài lòng. Nỗi đau đó đeo đuổi ông suốt trong quãng thời gian thơ ấu và cho đến khi trưởng thành và trở thành một người có tiếng tăm.
Có thể thấy, câu nói động viên và khẳng định đơn giản như "Con làm tốt lắm. Con đã cải thiện được điểm số so với lần trước đấy" hay "Mẹ tin là con sẽ làm được" thật sự có thể sưởi ấm trái tim của trẻ và khiến trẻ tự tin hơn vào bản thân. Nếu cha mẹ muốn con hạnh phúc và hy vọng con mình sẽ trở nên tốt hơn trong tương lai, điều mà họ cần nói không phải là những lời mắng mỏ tiêu cực mà hãy nói những lời khẳng định, tạo dựng niềm tin ở bản thân con, giúp con càng có động lực hơn để cải thiện mình.
(Nguồn: 163)
Pháp luật & Bạn đọc