Người phụ nữ ăn buffet 700 nghìn đồng/suất nhưng gói hơn 150 triệu đồng đồ ăn về nhà: Tham lợi nhuận ‘nhỏ’ sẽ nhận cái kết đắng thế nào?
Vị khách này đi ăn một mình nhưng ngồi đến 5 tiếng, gọi 15 phần sashimi, 8 phần gan ngỗng Pháp, 6 phần thịt bò rồi lén bỏ vào túi chuẩn bị sẵn đem về nhà.
- 27-04-2023Cặp đôi chi 3,3 tỷ đồng, tốn 5 năm để xây nhà cho gia đình 10 người: Nhà mát mẻ tự nhiên, 36 độ không cần điều hòa
- 26-04-2023Vì sao 90% người bỏ việc lên núi sống đều hối hận, sớm bỏ về thành phố: Tưởng an nhàn mà hóa vẫn có những ‘thách thức’ khó vượt qua
- 25-04-2023Các tài xế taxi đang mê mẩn điều gì khi lái xe điện: Tiết kiệm đến 300 triệu đồng/năm, đi được quãng đường xa hơn người khác vẫn tưởng
Đủ loại “lách luật” gây phẫn nộ
Thời gian gần đây, mạng xã hội Trung Quốc bùng nổ bởi tin tức một người phụ nữ họ Hứa ở tỉnh Quý Châu đi ăn buffet suất 218 NDT/suất (hơn 700.000 đồng), 5 bữa/tháng nhưng đã lén mang lượng lớn thức ăn ở nhà hàng về.
Nhà hàng người phụ nữ này tới là một nhà hàng Nhật Bản có quy định rõ ràng với khách ăn buffet không được đóng gói mang về, lãng phí hơn 1 lạng sẽ bị tính phí. Nhà hàng cho biết cô Hứa mỗi lần đi ăn đều đi 1 mình nhưng ngồi đến 5 tiếng, gọi rất nhiều món. Các nhân viên đã phát hiện người phụ nữ này mang theo rất nhiều túi nhỏ để bỏ thức ăn vào đó.
“Cô gái này thích gọi nhiều món đắt tiền như sò lông, cá hồi Bắc Cực, gan ngỗng Pháp,... có lần còn gọi đến 15 phần sashimi tôm, 8 phần gan ngỗng Pháp, 6 phần thịt bò”, chủ nhà hàng cho biết.
Sau khi phát hiện sự việc, nhân viên đã nhắc nhở cô Hứa nhưng người phụ nữ này chỉ vội vàng rời đi. Tổng số phần ăn cô Hứa gói mang về lên tới 45.653 NDT (hơn 150 triệu đồng), người phụ nữ này chỉ đồng ý bồi thường 5 suất ăn buffet tương đương hơn 1.000 NDT (hơn 3 triệu đồng). Kết quả là chủ nhà hàng đã đệ đơn kiện người phụ nữ họ Hứa ra tòa.
Mặc dù suất ăn buffet cho phép khách hàng ăn không giới hạn nhưng quy định “cấm mang về” rất rõ ràng, người biết rõ nhưng cố tình lách luật không chỉ một lần có thể phải nhận cái kết đắng.
Đây không phải lần đầu tiên mạng xã hội đất nước tỷ dân dậy sóng chỉ vì những chiêu “lách luật”, bỏ tiền ít nhưng muốn hưởng nhiều của các vị khách như cô Hứa. Trước đó, năm 2021, một bà mẹ ở thành phố Hạ Môn đưa 2 con đi ăn lẩu nhưng không gọi lẩu mà chỉ gọi nửa phần mỳ, một bát cơm và một quả trứng.
Người phục vụ thấy có trẻ con nên còn tặng thêm 2 quả trứng hấp, hoa quả và đồ chơi. Những đứa trẻ còn được chơi trong khu vui chơi nhà hàng, còn bà mẹ đi làm móng miễn phí và chỉ phải bỏ ra 27 NDT (~91.000 đồng). Tuy vậy người phụ nữ vẫn phàn nàn thái độ người phục vụ không tốt, liền bị cư dân mạng chỉ trích vì hành động của mình.
Một cặp vợ chồng ở tỉnh Giang Tô bị cảnh sát bắt vì liên tục trốn vé tàu cao tốc. Họ thường theo sát người phía trước khi cổng chưa đóng. Cặp đôi bị cảnh sát tạm giữ hành chính và hạn chế đi tàu trong 180 ngày chỉ vì 570 NDT (gần 2 triệu đồng) lách luật.
Tham lợi nhuận nhỏ, hậu quả lớn gấp trăm lần
Ai trong chúng ta cũng sẽ ít nhiều gặp phải những tình huống thế này: Trong công việc có người luôn thích chọn phần dễ để phần khó cho người khác. Khi bạn bè đi ăn có người cố tình quên mang tiền nhiều lần, trốn thanh toán hóa đơn chung hay một số người quen không bao giờ chủ động trả lại tiền vay… Có thể người đó nghĩ rằng mình đang tận dụng mọi thứ, nhưng đằng sau mọi tính toán lại là một lần để hình ảnh bản thân xấu đi trong mắt mọi người xung quanh.
Họ về cơ bản muốn lợi ích thông qua đường tắt mà không muốn đánh đổi quá nhiều, chăm chăm chú ý đến khoản lợi trước mắt. Nhưng trên thực tế, một khoản lợi nhuận nhỏ sẽ không làm cho một người trở nên giàu có, nhưng sự mất lòng tin và sự tôn trọng đối với nó có thể phá hủy tương lai của một người.
Một kỹ sư tại Trung Quốc từng bị CSGT bắt trên đường cao tốc đầu năm 2022 vì trốn thu phí tại trạm thu phí ETC. Người này phát hiện ra chỉ cần bám sát phía sau phương tiện phía trước thì sẽ không bị tính phí nên tìm cách giảm tốc độ, tắt đèn rồi lao theo xe trước mỗi khi qua trạm. Trong cả năm, anh ta đã trốn trả phí cầu đường 191 lần, với tổng số tiền là 5.463 NDT.
Trên thực tế, người này có một công việc lương cao ở Thượng Hải, và số tiền đó chỉ bằng nửa tháng lương của anh. Kỹ sư này bị kết án 8 tháng tù giam và nộp phạt 6.000 NDT. Công ty cũng chấm dứt hợp đồng lao động của anh này với lý do vi phạm đạo đức cơ bản của người lao động. Chỉ vì một số tiền nhỏ, anh ta đã tự chuốc lấy án tù và hủy hoại tương lai của mình.
Một người phụ nữ khác ở Thượng Hải cũng bị bắt giữ sau khi cảnh sát phát hiện cô gian lận khi quét sản phẩm ở quầy tự thanh toán, mang về 75 món đồ trị giá 1.000 NDT. Bản thân người người phụ nữ này là quản lý hành chính của một hãng ô tô, thu nhập không hề thấp, gia đình hạnh phúc nhưng cô đã vì số tiền trên mà làm xấu đi danh tiếng chính mình.
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Trương Hằng cho rằng một người khó có thể kiểm soát bản thân trước những sai lầm lớn khi anh ta tính toán về những khoản tiền nhỏ. Người càng nhìn xa trông rộng sẽ không vì chút danh lợi hiện tại mà lãng phí cơ hội tương lai sau này.
Giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nhà văn Viên Đan từng nói 99% người trên thế giới đều tham lam vì những khoản tiền nhỏ và chịu tổn thất lớn, trong khi những người chiến thắng thường đến từ 1% còn lại.
Không có gì miễn phí trên thế giới, tất cả món quà đều được hoàn trả bằng cách này hay cách khác. Cuộc đời còn rất dài, không lợi dụng người khác, không tham lam lợi nhuận nhỏ chính là một loại tu luyện vì tương lai bản thân để tránh rơi vào những tính toán nhỏ mọn và so sánh vô nghĩa.
Thể thao & văn hóa