Người phụ nữ gửi tiết kiệm 7,3 tỷ đồng đến khi rút tiền còn đúng 0 đồng, nhân viên ngân hàng nói: Phải chờ thêm 20 năm nữa mới lấy được đủ
Người phụ nữ Trung Quốc này kiểm tra bằng đủ cách thức. Song phần tiền tiết kiệm trong tài khoản vẫn chỉ là con số 0.
- 22-11-2024Cụ ông 64 tuổi nhưng trẻ trung như đàn ông ngoài 45: Bí quyết là duy trì 1 việc đều đặn mỗi ngày, không tốn 1 xu
- 22-11-2024Nữ kế toán trưởng không chuyển khoản 6,6 tỷ đồng cho đối tác của công ty, còn âm thầm báo cảnh sát, bất ngờ được khen thưởng
- 20-11-2024Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây là thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11 năm tuổi thọ
Phát hiện số tiền tiết kiệm không cánh mà bay
Đầu năm 2020, cô Chí (Hà Nam, Trung Quốc) tìm đến truyền thông để nhờ hỗ trợ. Ngay khi chưa kịp chia sẻ câu chuyện của mình, nước mắt cô đã chảy không ngừng. Cô mất đến 10 phút để bình tĩnh trở lại.
Cô cho biết ngay sau kì nghỉ Tết năm 2020, mẹ cô phải nhập viện do đột quỵ. Cô Chí và chồng vội vàng lái xe về ngay trong đêm. Khi đó, mẹ cô đã được hàng xóm hỗ trợ nhập viện từ trước.
Trước khi đến bệnh viện, cô Chí lo ngại số tiền mặt trong người mang về không đủ nên đã đến nhà mẹ để lấy thẻ ngân hàng đã được ủy quyền nhằm đến phòng giao dịch để rút tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, điều không ngờ là nhân viên thông báo: Thẻ không có tiền và khoản tiền tiết kiệm trong thẻ cũng chỉ là số 0. Người này còn cho biết số tiền đã được chuyển đến một số tài khoản. Nghe đến đây, cô Chi tỏ ra vô cùng bất ngờ. Bởi cô chắc chắn rằng số tiền tiết kiệm trong thẻ này của mẹ là 2,1 triệu NDT (khoảng 7,3 tỷ đồng). Mẹ cô cũng chẳng chi tiêu gì. Vậy tại sao nay lại chỉ còn số tiền ít ỏi như vậy.
Cô Chí cho biết mẹ cô đã lớn tuổi. Bà không thành thục các thủ tục chuyển tiền như vậy. Mỗi lần muốn chuyển hay rút tiền, bà đều chờ cô về để thao tác.
Để chắc chắn về thông tin của giao dịch viên, cô Chí yêu cầu được lấy sao kê nhằm biết được tiền được chuyển đến những tài khoản nào. Không ngờ yêu cầu của cô bị nhân viên từ chối. Người này nói rằng cần có sự cấp phép của quản lý. Tình cờ ngày hôm đó, quản lý đang đi công tác nên không thể tiến hành làm thủ tục này. Nhân viên ngân hàng hẹn cô đợi thêm vài ngày cho đến khi lãnh đạo trở về.
Thấy giao dịch viên thông báo như vậy, cô Chí quay trở về. Tuy nhiên, nửa tháng trôi qua, người phụ nữ không nhận được bất kỳ thông tin gì. Nóng lòng, cô chủ đến ngân hàng để làm việc.
Tại đây, giám đốc của nhà băng cho biết ngân hàng đã kiểm tra luồng chuyển khoản và không thấy có bất kỳ vấn đề gì xảy ra. Mọi thứ đều được chuyển khoản theo đúng phương thức đã quy định.
Ngân hàng khẳng định không liên quan?
Nhận thấy ngân hàng không đưa ra được cách xử lý, cô Chí quyết định thông tin vụ việc đến cảnh sát địa phương. Ngay khi vào cuộc và tiến hành điều tra, cảnh sát phát hiện một nhân viên tên Hắc chính là kẻ chủ mưu.
Ngay khi triệu tập đến trụ sở cảnh sát, đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Theo đó, mẹ của cô Chí thường đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Vì bà không hiểu hết các thủ tục phức tạp của ngân hàng nên giao toàn bộ thông tin cá nhân cho giao dịch viên tiến hành giúp. Và Hắc chính là người thường xuyên giúp đỡ cụ bà này. Thời gian trôi qua, 2 người dần trở nên thân thiết và đặt trọn niềm tin.
Trong một lần tiếp đón cụ bà này, Hắc đề nghị khách hàng của mình thiết lập thêm tính năng bảo mật trên ứng dụng ngân hàng. Không hiểu rõ về công nghệ, bà đưa thẳng điện thoại cho nhân viên này xử lý.
Từ đây, Hắc nằm được toàn bộ thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng của bà cụ. Thậm chí, bà còn cung cấp luôn cả mật khẩu đăng nhập cho người này. Từ đây, đối tượng đã tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của bà cụ để sử dụng đầu tư. Ban đầu, anh nghĩ rằng chỉ muốn vay tạm đến khi đầu tư có lãi sẽ tiến hành trả lại. Tuy nhiên, may mắn đó không xảy ra. Anh đầu tư thua lỗ và không thể hoàn trả bà cụ số tiền đã lấy. Do mẹ của cô Chí không thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng nên bà không kịp thời phát hiện sự việc này. Phải cho đến lúc này, mọi việc mới thực sự vỡ nở.
Sau khi đã rõ ràng trắng đen, người phụ nữ yêu cầu ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền cô đã mất. Tuy nhiên, người đại diện cho rằng, cô nên đòi anh Hắc. Ngân hàng không liên quan.
Để tránh mất thời gian đôi bên, cô Chí yêu cầu anh Hắc hoàn trả số tiền. Người này cho biết hiện tại không có số tiền lớn đến như vậy. Nên anh đưa ra phương án sẽ hoàn trả số tiền này trong vòng 20 năm. Đồng nghĩa mỗi tháng gia đình cô sẽ nhận được 10.000 NDT.
Không chấp thuận với phương án này, cô Chí quyết định nhờ toà án giải quyết. Sau quá trình làm việc, toà ra đưa ra phán quyết cuối cùng: Hắc là chủ mưu nên cần có trách nhiệm chính trong việc hoàn trả gia đình cô Chí số tiền trên. Còn ngân hàng cũng phải có trách nhiệm giám sát nhân viên của mình hoàn thành nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, ngay trước toà, anh Hắc khẳng định tại thời điểm đó, không có số tiền lớn như vậy. Trong khi gia đình bà Chí nhất quyết đòi hoàn trả luôn. Sau quá trình làm việc, ngân hàng đồng ý sẽ tạm ứng 2,1 triệu NDT để nam nhân viên có thể trả lại số tiền cho khách hàng. Trong tương lai, người này phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền này cho ngân hàng. Bên cạnh việc trả lại tiền cho nạn nhân, người đàn ông này cũng chịu những bản án khác liên quan đến hành vi trái pháp luật của mình.
Đời sống pháp luật