Người phụ nữ thông minh nhất mọi thời đại: Chỉ số IQ hơn 200 không chỉ do gen mà còn đến từ cách dạy con đặc biệt của người cha
Edith Stern - nhà phát minh của IBM đã vào đại học năm 12 tuổi và thành tiến sĩ ở tuổi 18.
- 08-06-2022Cô gái Ê Đê được H'hen Niê tặng giày tiếp tục thi Hoa hậu: "Mẹ và bà ngày đêm may trang phục cho mình kịp vòng sơ khảo"
- 09-06-2022Mỗi đứa trẻ đều là “cổ phiếu tiềm năng”, chỉ cần cha mẹ làm tốt 3 điều này, con lớn lên sẽ là người hứa hẹn hơn ai hết
- 08-06-2022Loạt hộp cơm của chị vợ dậy từ 6h sáng nấu cho ông xã: Không tiết kiệm được bao nhiêu nhưng chồng no bụng hơn ăn tiệm
Trí thông minh của con người trung bình đạt ở mức 85 đến 115, còn với các thiên tài, con số này có thể gấp đôi. Trong lịch sử nhân loại, người phụ nữ được ghi nhận có trí số IQ cao nhất là bà Edith Helen Stern, sinh năm 1952 đến từ nước Mỹ. IQ của nhà bác học này đạt mức 203, cao hơn nhiều cả Albert Einstein.
Edith Stern là người phụ nữ có IQ cao nhất từng được ghi nhận
Thành tựu ấn tượng của nữ bác học
Edith Stern được biết đến nhiều nhất với vị trí nhà phát minh tại tập đoàn IBM. Bà chính là một trong những trụ cột từ ban đầu đã xây dựng nên thành công cho đế chế công nghệ máy tính khổng lồ này và từng giữ chức Phó Chủ tịch nghiên cứu và phát triển. Từ trước đến nay, người phụ nữ tài ba đã có khoảng 128 bằng sáng chế.
Một số phát minh có sức ảnh hưởng nhất của bà có thể kể đến như: tích hợp mạng Internet với điện thoại; cho phép điện thoại quay số trực tiếp điều khiển xe tải 18 bánh thông qua máy tính bảng,... Bà Edith từng vinh dự đạt giải thưởng Kỹ thuật Emmy danh giá nước Mỹ vào năm 2005. Năm 2012, bà được Cộng đồng Kỹ sư Cơ khí Mỹ trao giải Kate Gleason. Năm 2013, nữ thiên tài được Đại học Tây dương Florida trao tặng giải thưởng Talon.
Bà lựa chọn sống khá kín tiếng và âm thầm đóng góp cho khoa học công nghệ
Dự án đào tạo thiên tài
Trí thông minh của con người chủ yếu đến từ gene hay do quá trình giáo dục mà hình thành vẫn luôn là câu hỏi gây tranh cãi của giới khoa học. Riêng với người phụ nữ thông minh nhất mọi thời đại thì chắc chắn giáo dục của gia đình góp phần rất lớn.
Edith Stern sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái nhập cư không hề giàu có, thậm chí từng có thời điểm phải sống ở khu ổ chuột. Sự thành công vượt trội của bà được đóng góp rất lớn bởi người cha Aaron Stern. Bản thân ông cũng là một người có trí thông minh xuất chúng khi biết 7 thứ tiếng. Dù tài giỏi, sức khỏe của Aaron Stern lại không tốt vì mắc căn bệnh ung thư. Vì không thể đi làm như người bình thường, ông quyết định ở nhà tập trung dạy dỗ, giáo dục cô con gái của mình trở thành một thiên tài.
Edith ngày bé bên cạnh cha mẹ
Dự án đào tạo thiên tài của ông Aaron bắt đầu ngay từ khi Edith mới vừa chào đời. Khi con gái được vài ngày tuổi, ông đã bắt đầu cho con nghe nhạc cổ điển thay vì nhạc hát ru. Được vài tuần tuần, Edith đã làm quen với thẻ từ vựng, học hình ảnh các loài động vật, đồ vật.
Aaron Stern đặt nguyên tắc phải dạy học con mọi lúc mọi nơi nhưng theo cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất. Ông thường xuyên đặt cho con những câu hỏi mở, có tính khơi gợi, tạo trí tò mò nên con gái được rèn luyện trí thông minh mọi lúc mọi nơi. Với Edith, cả tuổi thơ của bà là liên tục trau dồi kiến thức, học mà luôn cảm thấy như không học vì nó đã trở thành thói quen mặc định.
Cách dạy con của ông Aaron sau đó đã chứng minh được hiệu quả rõ ràng. Khi chưa đầy 1 tuổi, Edith đã có khả năng làm toán đơn giản, nói nhuần nhuyễn. Chưa được 3 tuổi, bà đã đọc xong cuốn bách khoa toàn thư. Năm 12 tuổi, Edith Stern đã nổi tiếng toàn quốc khi được nhận vào học đại học tại Đại học Florida Atlantic. Năm 15 tuổi, khi bạn bè đồng tuổi vừa vào cấp 3 thì bà đã thành cử nhân tốt nghiệp và bắt đầu giảng dạy được chương trình Toán trình độ đại học.
Edith Stern tốt nghiệp đại học năm 15 tuổi
Với một bộ não siêu đẳng như Edith, tất nhiên hành trình học vấn không dừng lại ở đó. Khi 18 tuổi, bà đã nhận bằng Tiến sĩ. Đầu những năm 1970, bà gia nhập IBM với tư cách thực tập sinh và gắn bó tại tập đoàn này gần như cả tuổi trẻ của mình. Edith Stern là nhà nghiên cứu, nhà phát minh chủ chốt trong lĩnh vực công nghệ điện thoại di động tại tập đoàn IBM.
Dẫu vậy, cuộc sống của nữ thiên tài cũng không chỉ có màu hồng. Phương pháp dạy con đề cao việc học đã khiến Edith không có được tuổi thơ như bình thường. Bà thậm chí còn không xây dựng được mối quan hệ với chính mẹ mình và gần như toàn bộ thời gian đều "cắm đầu" vào việc học với cha. Tuy nhiên bà đã được hưởng quả ngọt là thành công liên tiếp và điều quan trọng nhất là Edith Stern được theo đuổi ngành nghề mình đam mê cũng như cống hiến cho xã hội.
Nguồn: Washington Post
Trí thức trẻ