Người sử dụng lao động cần đến đâu, chuẩn bị gì để nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng?
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 23/2021/QĐ-TTg hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ mà Chính phủ tung ra tại Nghị quyết 68/NQ-CP. Vậy, điều kiện để người sử dụng lao động nhận được các khoản hỗ trợ này như thế nào?
- 08-07-2021Hộ chiếu Việt Nam quyền lực như thế nào hậu Covid-19?
- 08-07-2021Thanh toán bằng bitcoin có hợp pháp tại Việt Nam?
- 08-07-2021Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành tất cả những gì tốt nhất cho TPHCM chống dịch
Thủ tục được tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất
Giấy tờ cần chuẩn bị:
Văn bản đề nghị Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này
Thủ tục:
- Từ ngày 7/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, người sử dụng lao động nộp văn bản trên cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, gửi thêm 1 bản cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
- Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Nếu không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
*Lưu ý: Trường hợp người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì thủ tục được áp dụng theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Thủ tục nhận hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này
- Văn bản về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ
- Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm
- Xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo.
Trình tự, thủ tục:
- Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận trong 2 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Người sử dụng lao động nộp các loại giấy ở mục 1 nêu trên cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.
- Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu 04 ban hành kèm theo Quyết định này. Sau đó, gửi Quyết định hỗ trợ (bản giấy và bản điện tử) đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do.
- Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.
- Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí, người sử dụng lao động phải chuyển kinh phí cho cơ sở đào tạo.
- Trong 45 ngày kể từ ngày kết thúc đào tạo, người sử dụng lao động phải hoàn thành việc thanh quyết toán với cơ sở đào tạo và báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu 12a, 12b, 12c tại Phụ lục kèm theo Quyết định này
- Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu 13a, 13b, 13c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
+ Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
+ Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định)
+ Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài)
+ Giấy ủy quyền (nếu có)
+ Bản sao văn bản về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống Covid-19 trong thời gia từ 1/5/2021 - hết ngày 31/3/2022 (đối với vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh).
- Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp người sử dụng lao động được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh.
- Bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người VIệt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trình tự, thủ tục:
- Người sử dụng lao động tự kê khai, lập danh sách, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực đối với số lao động ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động…
- Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, làm căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
- Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng Chính sách xã hội. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến ngày 25/3/2022.
- Trong 4 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tái cấp vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân đến người sử dụng lao động.