MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề

16-04-2020 - 15:04 PM | Sống

Càng trốn tránh, khó khăn càng chồng chất; và đến một lúc nào đó chúng ta cũng vẫn phải đối mặt với những vấn đề ấy, như vậy càng làm ta thêm mệt mỏi.

Nhà hiền triết Trang Tử đã từng kể một câu chuyện như sau: Trước đây, có một người nhát như cáy, một lần anh ta vô tình nhìn thấy bóng của mình rồi nghĩ rằng nó là một con quỷ nào đó đang quấy phá, anh ta liền bỏ chạy vì sợ hãi. Càng chạy, cái bóng càng đuổi theo, và cuối cùng anh ta chết vì kiệt sức.

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, có thuận cảnh thì cũng có nghịch cảnh, ai cũng đều sẽ tìm thấy cái bóng của mình dưới ánh mặt trời.

Một người thực sự thông minh không bao giờ coi việc trốn tránh là một cách để đối phó với các vấn đề.

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề - Ảnh 1.

1. Người tầm thường trốn tránh vấn đề

Trên đời này luôn tồn tại một số người nghèo nàn về tư duy và giỏi nhất trong việc trốn tránh. Chạy trốn thực ra không thể giải quyết triệt để vấn đề, mà chỉ là tạm đẩy vấn đề về phía sau mà thôi.

Một người không khéo ăn khéo nói thì cho dù có thay đổi môi trường cũng không nâng cao khả năng xã giao của họ. Một người không biết nấu ăn, có thay mới nhiều dụng cụ nấu bếp cũng không thể khiến họ trở thành đầu bếp được.

Người thích trốn tránh xem ra có vẻ thảnh thơi, nhưng thực sự là họ đang tự thu nhặt thêm vấn đề. Khi nhiều vấn đề bị tồn đọng, rồi cũng đến lúc họ phải đối mặt với nó, lúc này áp lực mà họ phải chịu sẽ lớn hơn nhiều so với lúc ban đầu.

Trốn tránh vốn dĩ là bản năng của bất kì loài sinh vật nào. Nhưng khi trốn tránh trở thành thói quen, về sau gặp phải bất kỳ 1 vấn đề nào đó, cách mà người ta nghĩ đến đầu tiền là trốn tránh thay vì suy nghĩ làm thế nào để giải quyết vấn đề.

Một nhà tâm lý học đã từng nói: "Bạn không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ trở thành một vấn đề". Việc hôm nay để đến ngày mai, sớm muộn gì bạn cũng bị chính thói quen ấy đè bẹp đến nghẹt thở.

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề - Ảnh 2.

2. Người thông minh giải quyết vấn đề

Người thông minh sẽ không chọn cách trốn tránh hay thỏa hiệp khi gặp khó khăn, họ sẽ nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết ngay lần đầu tiên.

Những người có đầu óc linh hoạt rất giỏi trong việc chủ động phát hiện ra vấn đề và tìm giải phá cho chính mình.

Trong cuốn "Đạt sinh" của Trang Tử có 1 câu chuyện thế này: Một ngày nọ, Khổng Tử muốn tới nước Sở, trên đường đi có gặp một ông lão lưng gù đang bắt ve sầu, động tác nhẹ nhàng linh hoạt tựa như nhặt một thứ gì đó trên mặt đất. Khổng Tử hỏi ông lão: "Thật là điêu luyện quá đi! Xin hỏi tiên sinh có bí quyết gì không?" Ông lão đó nói: "Lão có cách của lão. Mặc dù cây gậy rất dài, con ve sầu cũng leo lên rất cao, khó mà dính chuẩn xác được ngay, nhưng lão đã kiên trì luyện tập. Sau 5, 6 tháng, lão có thể bắt ve nhẹ như nhặt đồ trên đất. Khi dính ve sầu, lão sẽ đứng vững như một cái cây, cánh tay cầm gậy như một nhánh của cây đó vậy.

Mặc dù đất trời rộng lớn, cảnh vật trước mắt rất nhiều, nhưng lão chỉ chuyên tâm chú ý đến đôi cánh của con ve sầu. Tuyệt đối không vì vạn vật xung quanh mà phân tâm, lẽ nào lão không thể thành công chứ!".

Khi một người khôn ngoan đối mặt với một vấn đề, giống như ông lão lưng gù bắt ve, tâm trí suy nghĩ phân tích vấn đề và đôi tay giải quyết vấn đề. Khi vấn đề nhất thời gặp khó khăn, họ sẽ cố gắng gấp trăm nghìn lần để khắc phục và nâng cao bản thân.

Một người mạnh mẽ như vậy, làm sao không thành công nhỉ?

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề - Ảnh 3.

3. Người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề

Khổng Tử nhìn thấy con ve sầu, nhưng Trang Tử nhìn thấy lại là con rùa. Trong "Thu thủy" ghi lại câu chuyện Trang Tử câu cá ở Bộc Thủy.

Trang Tử thong dong thả câu bên Bộc Thủy, lúc này hai đại phu của Sở quốc nói với ông: "Quân vương của chúng tôi muốn mời ngài giúp Quân vương trị vì giang sơn".

Trang Tử vẫn thả câu và chậm rãi hỏi: "Ta nghe nói nước Sở có một con rùa đã sống ba nghìn năm. Sau khi nó chết, Sở vương bọc nó trong gấm lụa và đặt trong một chiếc hộp trúc quý giá rồi đặt tại ngôi đền.

Hai vị đại nhân, các ngài cho rằng rùa thần muốn chết để tận hưởng vinh hoa phú quý hay muốn sống vui vẻ tung tăng trong hố bùn? "

Hai vị đại phu dường như hiểu ra điều gì đó, họ trả lời Trang Tử: "Con rùa này hiển nhiên là muốn tung tăng trong bùn hơn".

Trang Tử nói: "Vậy hai ngài hãy mau quay về đi, ta cũng chỉ muốn làm một con rùa trong hố bùn đó thôi."

Trang Tử thân là một nhà hiền triết, hiểu cuộc sống hơn bất kỳ ai. Ông biết mình bản thân mình sống đơn giản, không thích hợp với trò chơi đấu đá vương quyền, càng không thể dành cả cuộc đời trong chiếc lồng son do người giàu tạo ra. Ông chỉ muốn cuộc sống tự do tự tại, hòa mình với thiên nhiên, với đạo.

Nhà triết gia Trung Quốc Feng Youlan đã nói về Trang Tử như thế này: Sự khôn ngoan của Trang Tử nằm ở chỗ: "Ông không giải quyết vấn đề, mà triệt tiêu vấn đề". Với Trang Tử, nhiều vấn đề trên thế giới thực sự không phải là vấn đề.

Trong "Tiêu dao du" Trang Tử viết: "Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài". So với sự rộng lớn của vũ trụ, kiến thức của con người chỉ là một thứ kiến thức nhỏ bé, và cuộc đời ngắn ngủi cũng chỉ như một năm mà thôi.

Trong thế giới này, ai cũng chỉ như một đứa trẻ sơ sinh, không thể dự đoán được rồi chúng ta sẽ gặp phải điều gì, cũng không thể khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta sẽ mãi suôn sẻ. Vậy nên, người đáng được ca ngợi phải là người dám vượt qua giông bão chứ không phải trốn tránh đợi bão giông qua đi.

Theo Thu Hoài

Báo Dân sinh

Trở lên trên