MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người thừa kế một trong những đế chế lớn nhất Myanmar: Mất 12 năm làm việc ở Goldman Sachs tôi mới nhận ra đây là quyết định sai lầm!

19-01-2018 - 10:34 AM | Tài chính quốc tế

"Suốt 12 năm, tôi cảm thấy mình là một nhân viên nhà băng hạnh phúc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs. Tuy nhiên, 5 năm qua đã chứng minh rằng tôi đã sai và đáng ra tôi nên thay đổi công việc sớm hơn", Melvyn – hiện là CEO của Yoma Strategic Holdings nói.

Khi Melvyn Pun cùng sếp của mình tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Anh tới Myanmar vào năm 2012, anh không biết rằng chuyến đi này sẽ khiến anh đưa ra quyết định sẽ bỏ công việc ổn định, lương cao tại Goldman Sachs.

Khi ấy, Melvyn đang phấn đấu trở thành Chủ tịch mảng kinh doanh khối khách hàng doanh nghiệp khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản tại GoldmanSachs thay vì tham gia vào đế chế kinh doanh của gia đình. Thực tế là ở quê nhà Myanmar, cha Melvyn đang điều hành một tập đoàn kinh doanh khổng lồ - hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ bất động sản tới nhượng quyền KFC, hoạt động ở những quốc gia nghèo nhất châu Á. Tuy nhiên sau 3 ngày khảo sát những cơ hội đầu tư tại Myanmar cùng vị sếp của mình, Melvyn đã bị thuyết phục rằng chỉ có người mất trí nếu như không trở về quê nhà tiếp quản cơ nghiệp của cha.

Báo cáo vào tháng 11 của IMF có nói rằng Myanmar đang hồi sinh nhờ tập trung vào nông nghiệp và xuất khẩu. Quỹ này dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm tài chính này của Myanmar sẽ đạt 6,7% tăng từ mức 5,9% một năm trước đó. Đây là một trong những tỷ lệ tăng trưởng nhanh bậc nhất ở Đông Nam Á.

Người thừa kế một trong những đế chế lớn nhất Myanmar: Mất 12 năm làm việc ở Goldman Sachs tôi mới nhận ra đây là quyết định sai lầm! - Ảnh 1.

Ông Serge Pun.

Yoma Strategic là một trong 3 công ty niêm yết được thành lập bởi ông Pun vào năm 1983 sau này trở thành một trong những tập đoàn lớn bậc nhất Myanmar. Yoma đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore vào năm 2006. Công ty thứ 2 là First Myanmar Investment được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Yangon vào tháng 3/2016. Mảng du lịch của Yoma đã chia tách vào tháng này.

Melvyn kế nghiệp cha vào năm 2015. Anh dự định nâng gấp 3 giá trị thị trường của Yoma trong 5 năm, ít nhất là ở mức 3 tỷ đôla Singapore thông qua việc mở rộng mảng tiêu dùng, xe ô tô và bất động sản. Mỗi mảng kinh doanh này được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 1 tỷ đôla Singapore.

Đối với một vài nhà đầu tư trên toàn cầu thì cơ hội đầu tư tại Myanmar có phần hạn chế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Rohingya nhưng với những đế chế như gia tộc họ Pun thì việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.

"Việc đó cũng không tồi tệ lắm. Suy nghĩ tiêu cực của quốc tế sẽ khiến các công ty nước ngoài do dự khi đầu tư vào đây và như vậy thị trường cạnh tranh cũng trở nên bớt khốc liệt hơn".Cuộc sống của ông chủ Melvyn 39 tuổi khá giống cha mình. Ông Serge là con của một nhân viên ngân hàng người Trung Quốc – người buộc phải đưa gia đình rời khỏi Myanmar trong những năm 1960 khi đất nước này trở nên không còn chào đón người nước ngoài. Họ tới Trung Quốc và sau đó Serge tới sống ở Hong Kong mà không hề có tiền. Ông bắt đầu vị trí nhân viên kinh doanh và cuối cùng xây dựng được đế chế bất động sản khổng lồ. Hiện nay, cổ phần của ông tại Yoma đã trị giá hơn 300 triệu USD.

Melvyn lớn lên tại Hong Kong, học chuyên ngành kỹ sư tại Đại học Cambridge ở Anh và kiếm được việc tại ngân hàng Goldman Sachs vào năm 2000. Hiện nay, anh đang phải thường xuyên di chuyển giữa Hong Kong, Singapore và Myanmar do tính chất công việc tại tập đoàn của gia đình.

"Tôi không ép nó. Khi có một vài vấn đề xảy ra vào năm 2011, tôi đã nói với nó rằng nếu muốn quay trở về thì đây là khoảng thời gian thích hợp và rồi nó nói với tôi rằng: Con đã nghĩ về điều này nhưng con không nghĩ mình sẽ làm vậy đâu", ông Serge kể lại.

7 năm sau đó cùng một quyết định được cho là thay đổi hoàn toàn cuộc sống, Melvyn nói anh rất thích thú với mảng kinh doanh tiêu dùng. Yoma đã mua nhượng quyền KFC vào năm 2014 và hiện có 21 cửa hàng. Họ cũng có 30% cổ phần tại High Class Whisky – thường hiệu whisky lớn thứ 2 tại Myanmar.

Pun lên kế hoạch mở nhiều cửa hàng ăn uống hơn, cả thương hiệu địa phương và toàn cầu để phục vụ tầng lớp trung lưu và giới trẻ đang ngày một nhiều hơn. Những người này có xu hướng sống cùng bố mẹ, xem việc đi ăn ở ngoài là xa xỉ và có thể dành "hơn 50% thu nhập" cho ăn uống.

Kế hoạch cấu trúc Yoma thành 3 doanh nghiệp chủ chốt là rất tích cực tuy nhiên "vẫn tồn tại nhiều mối lo ngại", theo Joseph Ng – chuyên gia phân tích tại Oversea-chinese Banking. Doanh nghiệp tiêu dùng vẫn đang trong giai đoạn trứng nước và cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể hoạt động hiệu quả và có lãi.

Người thừa kế một trong những đế chế lớn nhất Myanmar: Mất 12 năm làm việc ở Goldman Sachs tôi mới nhận ra đây là quyết định sai lầm! - Ảnh 2.

Thu nhập của Yoma đến chủ yếu từ doanh nghiệp bất động sản trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2017 trong khi đó mảng kinh doanh thực phẩm và ô tô đang thua lỗ. Cổ phiếu công ty đã tăng 1,9% trong phiên giao dịch ngày thứ 4.

Tuy nhiên, Pun tỏ ra khá lạc quan - cũng chính là một trong những nét tính cách mà cha của anh nói rằng là lý do chính khiến anh được chọn – trong 4 người con của ông – kế nghiệp kinh doanh. "Chắc chắn rồi, nó là người có năng lực nhất".


Theo Vân Đàm

Trí thức trẻ

Trở lên trên