MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người trưởng thành EQ thấp lúc còn nhỏ thường có 3 hành vi này khi ăn, cha mẹ mau thay đổi cách giáo dục!

11-02-2023 - 08:51 AM | Sống

Môi trường sống và cách giáo dục từ gia đình ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Thế nên, khi con mắc lỗi, cha mẹ không nên bao che mà cần hướng dẫn trẻ đi lại con đường đúng đắn.

Trí tuệ cảm xúc (hay EQ) là khả năng nhận thức, hiểu, truyền đạt và kiểm soát cảm xúc. Ngày nay, EQ là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người.

Chỉ số EQ cao giúp một người có khả năng liên hệ và thấu cảm với những người xung quanh, giúp họ biết được lúc nào nên lùi lúc nào nên tiến trong những cuộc nói chuyện giữa các cấp. IQ có thể là "bàn đạp" cho chúng ta đạt đến thành công, nhưng để đi xa và lâu hơn trên mỗi con đường thì còn phụ thuộc chỉ số EQ.

Cũng bởi tầm quan trọng của EQ, nhiều gia đình đã quan tâm đến các phương pháp để giúp con gia tăng chỉ số này từ nhỏ. Tương tự với người lớn, chỉ số EQ của trẻ em có thể được nhìn thấy từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.

Người trưởng thành EQ thấp lúc còn nhỏ thường có 3 hành vi này khi ăn, cha mẹ mau thay đổi cách giáo dục! - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ngay cả trên bàn ăn, cha mẹ cũng có thể dự đoán tương lai trẻ có EQ thấp chỉ nhờ những biểu hiện này. Nếu con bạn đang có một trong những biểu hiện dưới đây, hãy sửa đổi cho con càng sớm càng tốt:

1. Liên tục chê bai đồ ăn người lớn nấu

Trẻ con không bao giờ biết nói dối. Cũng vì thế, người lớn thường dễ bật cười hay xuề xoà cho qua mỗi khi trẻ chê bai một thứ gì không lọt "mắt xanh" của chúng.

Riêng trong vấn đề ăn uống, có những đứa trẻ rất lười ăn, kén ăn, khiến bố mẹ phải đau đầu để chiều theo sở thích của con. Song đến 1 giai đoạn nhất định khi trẻ đã ý thức được một chút (3 - 4 tuổi trở lên), có những đứa trẻ liên tục chê bai đồ ăn cha mẹ nấu. Thậm chí, có nhiều bạn nhỏ còn đòi hỏi người lớn mua cho thực phẩm đắt tiền, vượt xa ngân sách của gia đình.

Việc này lặp đi lặp lại trong thời gian dài không phải do trẻ biếng ăn mà là vì đứa trẻ có EQ thấp. Trẻ thể hiện thái độ đòi hỏi, không tôn trọng công sức của cha mẹ, lớn lên có xu hướng trở thành người chỉ biết nghĩ cho bản thân, không dễ hài lòng với giá trị đang có.

Người trưởng thành EQ thấp lúc còn nhỏ thường có 3 hành vi này khi ăn, cha mẹ mau thay đổi cách giáo dục! - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

2. Độc chiếm đồ ăn

Học cách chia sẻ với những người xung quanh là bài học vỡ lòng mà phụ huynh thường giáo dục cho con cái. Tuy nhiên, nhiều gia đình dễ dàng phớt lờ khi con họ "độc chiếm" thức ăn chúng yêu thích trên mâm cơm. Có những đứa trẻ khi ăn là chỉ biết gắp đồ ăn thật nhanh vào bát mình, không cho phép ai được đụng vào đồ ăn đó.

Nhiều phụ huynh thấy con còn nhỏ nên để mặc chúng ăn theo cách vậy. Thế nhưng cách ứng xử này đã làm hỏng trẻ, "khuyến khích" chúng trở thành một con người ích kỷ, hình thành chỉ số EQ thấp.

Nếu không biết cách chia sẻ, trẻ sẽ dần thấy cô đơn khi hoà nhập xã hội. Khi ở trường, những đứa trẻ "tham ăn" cũng khó hòa đồng với các bạn cùng lớp. Cũng vì thế, cha mẹ nên giúp con biết đồng cảm với suy nghĩ và cảm xúc của người khác, biết sẻ chia để lớn lên, chúng sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Người trưởng thành EQ thấp lúc còn nhỏ thường có 3 hành vi này khi ăn, cha mẹ mau thay đổi cách giáo dục! - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

3. Gây ồn ào trên bàn ăn

Thử tưởng tượng khi cả nhà đang ngồi quây quần bên mâm cơm, bỗng nhiên có một đứa trẻ liên tục la hét, đập bát đũa vào nhau để làm ồn thì bầu không khí sẽ trở nên khó chịu. Cũng bởi tâm lý thương con, nhiều cha mẹ không nỡ trách mắng mà để con tự do làm điều chúng muốn. Thế nhưng nên nhớ là khi ra môi trường công cộng, hành động bướng bỉnh này của trẻ sẽ khiến con bị đánh giá, đồng thời làm phiền người xung quanh.

Theo góc độ tâm lý, biểu hiện gây ồn trên bàn ăn cho thấy trẻ có cảm giác khó chịu trong lòng, không thích ăn uống và không tôn trọng người khác. Hành vi này phơi bày chỉ số EQ thấp của trẻ. Trong tương lai, đứa trẻ có thói quen xấu tiếp tục lặp lại hành động sai lầm trong quá khứ, tệ hơn là duy trì suy nghĩ thiếu tôn trọng người khác.

Nguồn: Sohu

Theo Dương

Trí thức trẻ

Trở lên trên