MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguồn tế bào gốc dồi dào điều trị hơn 85 bệnh hiểm nghèo

21-05-2022 - 08:18 AM | Sống

Nguồn tế bào gốc dồi dào điều trị hơn 85 bệnh hiểm nghèo

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc trong ngành y học hiện đại, càng nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp hỗ trợ điều trị các căn bệnh nan y.

Trong đó, ứng dụng tế bào gốc máu cuống rốn đang được các bệnh viện, trung tâm y học đưa vào hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân không may mắc phải những căn bệnh ác tính này.

Đột phá mới trong điều trị các căn bệnh hiểm nghèo

Cuống rốn là một bộ phận giúp cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhờ sự kết nối thai nhi với nhau thai trong tử cung người mẹ. Máu cuống rốn là máu được lấy từ cuống rốn và nhau thai sau khi sinh con và cắt rốn.

Nguồn tế bào gốc dồi dào điều trị hơn 85 bệnh hiểm nghèo - Ảnh 1.

Từ những năm đầu của thập niên 80, máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được chứng nhận chứa một nguồn dồi dào tế bào gốc hệ tạo máu. Trường hợp ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10/1988, bởi bác sĩ Eliane Gluckman - Bệnh viện Saint Louis, Pháp. Bệnh nhân là bé trai 5 tuổi bị bệnh thiếu máu Fanconi, từ máu cuống rốn của em gái. Sau ghép tủy mọc tốt, bệnh nhân khỏi bệnh và cho đến nay bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng sức khỏe ổn định. Từ đó, máu cuống rốn được sử dụng ngày càng nhiều để ghép trên lâm sàng như một nguồn tế bào gốc để thay thế tủy xương.

Vậy lưu trữ tế bào gốc để làm gì?

Tại Việt Nam, nhiều gia đình vẫn còn đặt câu hỏi "Lưu trữ tế bào gốc để làm gì?" khi tiếp xúc với ngành y học tái tạo này.

Thông thường, dây cuống rốn em bé sau khi sinh sẽ xem như rác thải mà bỏ đi. Nhưng trong y học, tế bào gốc có trong dây máu cuống rốn là dạng tế bào đặc biệt, có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành những tế bào chuyên biệt. Loại tế bào này có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy. Vì vậy, ngoài điều trị huyết học, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu trong điều trị nhiều bệnh lý khác như tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.

Nhóm tế bào gốc được đưa vào điều trị: Tế bào gốc máu cuống rốn, Tế bào gốc trung mô, Tế bào biểu mô. Từng loại tế bào sẽ được ứng dụng điều trị cho từng loại bệnh. Tính đến nay, đã có hơn 85 bệnh lý đã được điều trị tích cực từ loại tế bào này:

Nguồn tế bào gốc dồi dào điều trị hơn 85 bệnh hiểm nghèo - Ảnh 2.

Tế bào gốc dây cuống rốn em bé được xem là tế bào nguyên thủy. Thế nên khi lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn, có thể sử dụng nguồn tế bào này để điều trị nếu chẳng may trẻ mắc bệnh. Thậm chí, người thân trong gia đình khi cần sử dụng tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bệnh và mẫu tế bào gốc của trẻ sẽ cao hơn so với nguồn tế bào gốc từ những người không cùng huyết thống.

Chi phí lưu trữ tế bào gốc tại Việt Nam là bao nhiêu?

Khi việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đang dần trở thành xu hướng bảo vệ sức khỏe tương lai cho bé và cả gia đình. Nhiều trung tâm y tế, bệnh viện, Ngân hàng mô được thành lập để đáp ứng mong muốn lưu giữ của các bậc cha mẹ.

Chỉ từ 3 triệu đồng, các bậc cha mẹ đã có thể lựa chọn lưu trữ tại một số đơn vị trong nước. 

https://cafef.vn/nguon-te-bao-goc-doi-dao-dieu-tri-hon-85-benh-hiem-ngheo-20220520182242291.chn

Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên