MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguy cơ mất nhà vì mua đất bằng giấy tay

08-06-2018 - 08:26 AM | Bất động sản

Đều là người lao động nghèo, 38 hộ dân mua đất bằng giấy tay để cất nhà sinh sống tại xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) trong những năm qua đang đứng trước nguy cơ mất nhà, đất vì một miếng đất có “sổ chung” được chủ đất bán cho… nhiều người.

Chuyển nhượng đất bằng giấy tay: Tiền mất tật mang Những dấu hỏi quanh vụ chuyển nhượng 32 ha đất công tại TP HCM Cần điều tra, xử lý nghiêm vụ chuyển nhượng đất vàng với giá bèo ở TP HCM Bát nháo việc chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm ở khu vực sân bay Long Thành

Ông T.Q. L (60 tuổi), một trong 38 hộ dân kể: “Tháng 10-2012, tôi mua của chủ đất Thành một miếng đất tại khu vực ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, với diện tích 64m². Số tiền khi đó chừng 300 triệu đồng, chỉ có giấy viết tay. Mới đây, tôi được biết vợ chủ đất cũ (ông Thành) đã sang nhượng cho chủ mới. Chủ mới nói bà con phải dọn đi, trả đất cho họ. Người dân rất lo sợ vì nguy cơ phải ra đường ở”.

Tương tự, bà Đ.T.L, một hộ khác cũng mua của chủ đất tên Thành 64m², trị giá 300 triệu đồng từ tháng 5-2011. Giống bà L, nhiều người khác đã xây dựng nhà cửa, ở ổn định nhiều năm qua, đã xin số nhà và xin định mức nước…

Theo hồ sơ, vợ chồng  ông Nguyễn Vương Thành (65 tuổi) và bà Trần Thị Thiết (62 tuổi, cùng ngụ quận Tân Phú) là người đứng tên chủ đất trên sổ đỏ số BG 549269, diện tích là 2953,9m², do UBND huyện Bình Chánh cấp ngày 22-7-2011. Từ năm 2011 đến cuối năm 2013, ông Thành có ký chuyển nhượng cho 38 hộ dân theo kiểu tự phân lô, bán nền bằng giấy viết tay.

Nguy cơ mất nhà vì mua đất bằng giấy tay - Ảnh 1.

Khu đất nhiều người lao động nghèo đã xây nhà và sinh sống ổn định.

Tại thời điểm mua bán, ông Thành có ký ủy quyền cho cháu là Nguyễn Thị Loan (52 tuổi, ngụ quận Tân Bình) trực tiếp nhận tiền sang nhượng đất cho 38 hộ trên. Thực chất, vợ chồng ông Thành, bà Thiết chỉ đứng tên trên sổ đỏ giúp cho bà Loan.

Đến ngày 26-6-2014, bà Loan nói vợ chồng ông Thành ra phòng công chứng số 2 (TP. Hồ Chí Minh) để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 014738 cho bà Vũ Thị Ngọc Dung (52 tuổi, ngụ quận Tân Bình).

Thực tế việc mua bán là không có thật, vì bản thân vợ chồng ông Thành chưa từng biết bà Dung trước đó, và chưa từng nhận của bà Dung bất kỳ đồng nào. Bà Dung cũng chưa từng chuyển giao cho ông Thành bất kỳ số tiền nào trong hợp đồng sang nhượng trên đây.

Nhưng nguyên nhân trên là do ông Thành tin tưởng người cháu tên Loan  nói rằng, việc ký hợp đồng chỉ để “thế chấp” việc quan hệ vay mượn cá nhân giữa bà Dung và bà Loan trước đó. Bà Dung sẽ không được sang tên, đăng bộ nên vợ chồng ông Thành mới ký vào hợp đồng chuyển nhượng.

Đến ngày 27-6-2017,  bà Dung đã sang tên sổ đỏ tại UBND huyện Bình Chánh. Ngày 2-11-2017, bà Dung tiếp tục chuyển nhượng lại cho ông Trần Văn Anh (42 tuổi, ngụ quận Bình Tân), đã được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bình Chánh xác nhận. Trong khi đó, đất của ông Thành đã phân lô bán cho 38 hộ dân từ năm 2011 đến nay có người đã xây nhà ở ổn định, có xác nhận của UBND xã Vĩnh Lộc B.

Sau đó, vợ chồng ông Thành nhận thức việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bà Dung là trái pháp luật, vô hình trung lừa dối 38  hộ dân đang rất khó khăn.

Hiện vợ chồng ông Thành, bà Thiết đã gửi đơn lên TAND TP.Hồ Chí Minh đề nghị hủy hợp đồng chuyển nhượng với bên nhận chuyển nhượng là bà Dung tại phòng công chứng số 2.

Hủy sổ đỏ số BG 549269 do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bình Chánh phần  xác nhận cho bà Dung và chuyển nhượng sau đó cho ông Anh.

Bên cạnh đó, vợ chồng ông Thành cũng làm đơn gửi UBND huyện Bình Chánh đề nghị ngừng giao dịch, sang nhượng với lô đất này để chờ Tòa án giải quyết.

LS Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, hợp đồng chuyển nhượng của chủ đất cũ là ông Thành, bà Thiết cho người mua mới là bà Dung có thể bị tòa án tuyên vô hiệu do người bán lừa dối người mua vì trước đây đã bán cho 38 hộ khác.

Theo An Hòa

Công an Nhân dân

Trở lên trên