Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phải cổ phần hóa thật nhanh doanh nghiệp Nhà nước
Tại Hội thảo: “Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị trường Mỹ và thế giới sau Trump" do Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định có 4 điểm mấu chốt trong cải cách kinh tế Việt Nam.
- 06-12-2016Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh, tại sao cổ đông nhà nước vẫn muốn giữ tỷ lệ cao?
- 10-11-2016Cho phép phá sản doanh nghiệp nhà nước: Quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế
- 09-11-2016Không cho phép dùng ngân sách “cứu” doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu
Thứ nhất, là năng suất lao động vì theo ông Bùi Quang Vinh: “Bây giờ chúng ta vẫn tăng năng suất lao động nhưng mức tăng đang giảm dần, đó là điều đáng lo ngại”.
Thứ 2 là chi phí đầu vào cho sản xuất của Việt Nam đang ở mức cao,và có xu hướng tăng dần qua các năm. Ông Vinh dẫn chứng: Năm 1989 chi phí đầu vào của Việt Nam chiếm khoảng 43,8% giá thành, đến năm 2012 lên tới 63,4%.
Mặt khác, tỉ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam luôn thấp hơn tỉ lệ đầu tư trên GDP. Và tỉ lệ tiết kiệm cũng đang có xu hướng giảm dần, năm 2004 tỉ lệ tiết kiệm của là 28,6%, năm 2012 còn 27,1%.
Thứ ba là thách thức về sự lạc hậu trong công nghệ. Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến năm 2012, có đến 88% các công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam ở dạng trung bình và thấp, chỉ có 12% là tham gia vào công nghệ cao.
“Những công nghệ mà Việt Nam có đến 2012 là công nghệ từ những năm cuối 1940 đến 1970. Nhưng trong 12% tiếp cận công nghệ cao lại không trọn vẹn, nhiều nơi chỉ lắp ráp mà không có được giá trị gia tăng”, ông Vinh nói.
Thứ tư là chi ngân sách. theo nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì “Nợ công tới đây có lẽ sẽ tăng lên nên rất khó khăn trong năm 2017”.
Từ một số nhận định trên, nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhận định: “Nếu Việt Nam không đổi mới, không tạo ra năng suất lao động tốt thì rất khó cho nền kinh tế. Để tăng năng suất, đầu tàu phải là doanh nghiệp, nhưng thông tin về doanh nghiệp rất đau buồn. Sức khỏe của doanh nghiệp là sức khỏe của nền kinh tế”.
Ông Vinh chỉ ra cụ thể việc phải làm, đó là phải quan tâm đến các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân, bởi doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sở hữu lượng tài sản, tài nguyên, vốn rất lớn nhất nhưng lại đem lại hiệu quả thấp nhất.
Do đó, phải cổ phần hóa thật nhanh DNNN. Năm 2011 chúng ta có hơn 1.200 DNNN, nay còn hơn 652 DN. Nhưng vốn cổ phần hóa chỉ được có 5%, như thế không có ý nghĩa gì cả, vì nó không thay đổi được bộ máy quản trị, chiến lược, con người…
“Nếu không phát triển được khu vực tư nhân thì Việt Nam sẽ gay go vì không có gì để tăng năng suất”, ông Vinh nói.
Nguyên Bộ trưởng chỉ ra rằng, trong Báo cáo kinh tế Việt Nam 2035 có phân tích, 97% trong số gần 500.000 doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng qui mô ngày càng nhỏ đi và lợi nhuận ngày càng bé đi.
“Chúng ta đừng quan tâm năm nay có bao nhiêu doanh nghiệp ra đời mà hãy quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp vì họ thành lập rồi giải thể vì thiếu rất nhiều yếu tố”.
Ông Vinh cũng đề cập đến tình trạng, tỉ lệ doanh nghiệp phi sản xuất của Việt Nam quá lớn, họ không tham gia tạo ra sản phẩm có thương hiệu mà họ buôn bán và dịch vụ rất nhiều, họ suy nghĩ lập ra doanh nghiệp không phải làm mà vẫn kiếm được nhiều tiền. Suy nghĩ này khác hoàn toàn người Nhật. Người Nhật nghĩ, chỉ có sản xuất mới bền vững.
“Điều tiên quyết là ta phải xem lại bộ máy tổ chức để thấy được vấn đề và hành động để giải quyết vấn đề. Phải có người đứng đầu đủ quyền hạn để thay đổi, và chịu trách nhiệm cho việc đó, nếu làm không được phải nghỉ cho người khác làm”, ông Vinh nói.
Người đồng hành