MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chỉ ra: Dùng máy đo oxy nhận kết quả rất thấp, bạn đã mắc SAI LẦM ngay từ bước đầu tiên

03-03-2022 - 18:09 PM | Sống

Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chỉ ra: Dùng máy đo oxy nhận kết quả rất thấp, bạn đã mắc SAI LẦM ngay từ bước đầu tiên

Nhiều người sử dụng máy SpO2 ở nhà không đúng cách sẽ dẫn tới kết quả sai lệch. Điều này đã được PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội chia sẻ.

Trong chương trình Livestream "Chăm sóc trẻ em F0", PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, đã chia sẻ:

“Khi sử dụng SpO2 ở nhà phải rất cẩn thận vì máy nhỏ gọn, tiện lợi nhưng dễ hỏng. Việc thường xuyên mở ra mở vào thì máy dễ bị chờn, dẫn tới việc ngón tay của chúng ta không vào đúng vị trí.”

Để máy hoạt động hiệu quả và chính xác thì tia sáng từ máy cần chiếu thẳng, vuông góc với mạch máu trong ngón tay. Khi vị trí đặt tay không áp sát vào máy, kết quả trả về cũng không hoàn toàn chính xác.

Nhiều trường hợp máy SpO2 hiển thị kết quả rất thấp, mọi người lo lắng nồng độ oxy trong máu giảm mạnh nhưng thực tế không phải.

Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chỉ ra: Dùng máy đo oxy nhận kết quả rất thấp, bạn đã mắc SAI LẦM ngay từ bước đầu tiên - Ảnh 1.

Cẩn thận khi dùng máy đo oxy sai cách. Ảnh: Internet

Đồng thời, chúng ta cũng cần biết rằng, máy SpO2 áp chặt quá cũng không tốt. Khi các mạch máu bị đè ép, dòng máu đến ngón tay rất thấp, làm nồng độ oxy mà máy đo được tụt xuống.

Trong những ngày trời rét, ngón tay bị lạnh thì kết quả hiển thị cũng thấp hơn so với bình thường.

Do đó, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh rằng: "Cần phải hết sức cẩn thận khi đo SpO2. Nhiều khi chỉ số tụt do đo sai, đo không đúng, nhưng nhiều người không biết, dẫn tới tâm lý hoảng loạn."

Không ít bậc cha mẹ đã vô cùng bối rối khi rơi vào hoàn cảnh này.

Theo thống kê của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 đối với trẻ em, tính đến từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ.

Hiểu rõ cách theo dõi và nhận biết tình trạng khó thở của trẻ là một việc rất cần thiết.

Chuyên gia cho rằng: "Việc này không hề phức tạp, nhìn bằng mắt thường cũng thấy. Khi nhìn vào tần suất lồng ngực và cánh mũi của trẻ phập phồng, phụ huynh có thể nhận thấy được trẻ có dấu hiệu khác thường về đường thở hay không. Hoặc khi thấy trẻ bị mệt, không chạy nhảy tung tăng như mọi ngày thì chúng ta cũng cần theo dõi."

Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chỉ ra: Dùng máy đo oxy nhận kết quả rất thấp, bạn đã mắc SAI LẦM ngay từ bước đầu tiên - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, chia sẻ trong buổi livestream.

Nếu nhận thấy những bất thường này ở trẻ, phụ huynh nên theo dõi để đưa đến bệnh viện kịp thời. Cơ sở y tế sẽ thực hiện thăm khám đầy đủ để xác định liệu trẻ có gặp biến chứng từ virus Corona, hoặc gặp vấn đề khác về đường hô hấp hay không.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Hiểu về cách máy đo SpO2 hoạt động, tại sao con số lại hiển thị như thế, kết quả trả về có ý nghĩa như thế nào… sẽ giúp chúng ta tận dụng công nghệ tốt hơn. Máy móc có cái hay của nó khi được hiểu đúng, hiểu chính xác. Nhưng nếu tận dụng sai cách thì nó lại trở thành hại, chứ không còn hay nữa.”

Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chỉ ra: Dùng máy đo oxy nhận kết quả rất thấp, bạn đã mắc SAI LẦM ngay từ bước đầu tiên - Ảnh 3.
https://cafef.vn/nguyen-truong-khoa-nhi-bv-bach-mai-chi-ra-dung-may-do-oxy-nhan-ket-qua-rat-thap-ban-da-mac-sai-lam-ngay-tu-buoc-dau-tien-20220303174006553.chn

Thuý Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên