Nhà đầu tư có thể hưởng mức thuế 5% trong gần 40 năm nếu đáp ứng tiêu chí ưu đãi đặc biệt
Các ưu đãi đầu tư đặc biệt sẽ gắn với 4 tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi và giá trị sản xuất trong nước.
- 18-05-2021TP. HCM đầu tư hơn 8 nghìn tỷ đồng cho các dự án chống ngập
- 17-05-2021Gojek, Tokopedia sáp nhập thành GoTo - hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á
- 17-05-2021Vì sao tỷ lệ mua sắm trực tuyến của gen Z lại thấp hơn các thế hệ trước?
Chiều 18/5, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức họp Hội đồng Thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đầu tư đặc biệt. Đây được xem là bước thẩm định cuối cùng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, các quy định này sẽ mở ra cơ hội đàm phán sòng phẳng cơ chế ưu đãi giữa nhà đầu tư và Chính phủ Việt Nam, để đảm bảo đôi bên cùng có lợi. Đồng thời, tăng sức cạnh tranh về thu hút đầu tư của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương xây dựng văn bản quy định mức ưu đãi đầu tư đặc biệt để đàm phán với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn, Bộ KHĐT đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đầu tư đặc biệt gắn với 4 tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước theo quy trình thủ tục rút gọn.
Các quy định trên nhằm thể chế hóa nội dung tại Nghị quyết 50-NQ/TW về chính sách ưu đãi vượt trội.
Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt gồm Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ thành lập, các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D có vốn từ 3.000 tỷ đồng trở lên, giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 3 năm; Dự án trong ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong 3 năm.
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cũng quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam giam gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 điều 20 Luật Đầu tư.
Do đó, việc xây dựng và trình Thủ tướng xem xét ban hành quyết định về ưu đãi đầu tư đặc biệt là rất cần thiết để hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, tạo cơ chế thu hút khuyến khích các dự án đầu tư có quy mô lớn, thuộc các ngành công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, giá trị gia tăng cao và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Theo nội dung dự thảo, các mức ưu đãi đầu tư đặc biệt sẽ được phân làm 3 mức. Trong đó mỗi mức gồm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về tiền thuê đất thuê mặt nước.
Mức 1: Thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 9% trong tối đa 20 năm, miễn thuế tối đa 5 năm và giảm 50% tiếp theo trong tối đa 10 năm; tiền thuê đất, thuê mặt nước miễn tối đa 18 năm và giảm tối đa 55%.
Mức 2: Thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 7% trong tối đa 30 năm, miễn thuế tối đa 6 năm và giảm 50% tiếp theo trong tối đa 12 năm; tiền thuê đất, thuê mặt nước miễn tối đa 20 năm và giảm tối đa 65%
Mức 3: Thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 5% trong tối đa 37,5 năm, miễn thuế tối đa 6 năm và giảm 50% tiếp theo trong tối đa 13 năm; tiền thuê đất, thuê mặt nước miễn tối đa 22,5 năm và giảm tối đa 75%.
Nhà đầu tư