MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đầu tư tiên phong vào Snapchat nhận định giá trị đồng bitcoin có thể chạm mốc 500.000 USD vào năm 2030

10-04-2017 - 08:39 AM | Tài chính quốc tế

Kiều hối, bất ổn chính trị và sự xâm nhập của điện thoại di động vào đời sống cá nhân của con người là 3 lý do để Jeremy Liew và Peter Smith đưa ra dự báo lạc quan cho đồng bitcoin.

Trong 6 năm trở lại đây, bitcoin là đồng tiền có hiệu suất cao nhất trên thế giới, leo từ 0 lên mức 1.190 USD.

Nhưng theo tính toán của Jeremy Liew - nhà đầu tư đầu tiên vào Snapchat và Peter Smith - CEO kiêm sáng lập viên Blockchain, đồng tiền tiện tử này vẫn chưa phản ánh đầy đủ giá trị tiềm năng của nó. Cả Liew và Smith đều nhận định đồng bitcoin có thể bùng nổ và chạm mốc 500.000 USD vào năm 2030.

Và sau đây là 3 lý do mà họ đưa ra.

Kiều hối bằng đồng bitcoin

Theo WB, tổng số kiều hối bằng tiền điện tử đã tăng gần gấp đôi trong 15 năm qua, chiếm tới 0,76% GDP thế giới.

"Những người sinh sống ở nước ngoài đã nhận thấy bitcoin là một giải pháp thay thế hợp lý để chuyển tiền về quê nhà, và chúng tôi cho rằng tỷ lệ kiều hối bằng bitcoin sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới cùng với nhận thức về đồng bitcoin tăng lên".

Bất ổn

Liew và Smith cho rằng tình hình bất ổn chính trị ngày càng gia tăng ở Anh, Mỹ và các nước đang phát triển sẽ càng làm người dân quan tâm hơn đến đồng bitcoin.

"Chúng tôi tin rằng nhận thức về đồng bitcoin, tính thanh khoản cao, vận chuyển dễ dàng và tiếp tục giữ hiệu suất cao trên thị trường hơn khi rủi ro trong bối cảnh rủi ro chính trị tăng cao sẽ đưa đồng bitcoin trở thành một loại tài sản đầu tư đáng chú ý đối với nhà đầu tư cá nhân và người tiêu dùng".

Sức xâm nhập vào đời sống của điện thoại di động

Liew và Smith tin rằng tỷ lệ giao dịch phi tiền tệ sẽ tăng từ 15% lên 30% trong 10 năm tới khi cả thế giới kết nối với nhau thông qua điện thoại di động. Hiện nay tỷ lệ xâm nhập của smartphone vào đời sống của con người trên toàn cầu là 63% và dự kiến vào năm 2020 tổng số người sử dụng điện thoại thông minh trên toàn thế giới sẽ tăng lên 1 tỷ người, trong đó 90% sẽ đến từ các nước đang phát triển .

Điều này có nghĩa là hầu hết mỗi người sẽ sở hữu một ngân hàng trong chiếc điện thoại của họ. Đó là một động lực mạnh mẽ cho bitcoin. Liew và Smith nhận định đồng bitcoin có thể chiếm 50% trong tổng số những giao dịch này.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng gần đây đồng bitcoin đang bị bủa vây bởi nhiều tin tức xấu hơn là tốt.

Trung Quốc - quốc gia chịu trách nhiệm với gần 100% các thương vụ bitcoin - đã siết chặt quy định giao dịch loại tiền này. Ba sàn giao dịch lớn nhất ở Trung Quốc đã đưa ra khoản phí 0,2% cho tất cả các giao dịch, đồng thời cấm rút tiền từ các tài khoản giao dịch.

Tại Mỹ, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán SEC đã rút giấy phép của 2 quỹ ETF bitcoin. Tuy nhiên, Smith nghĩ rằng bitcoin vẫn còn đang ở trong những bước đi đầu tiên. Trả lời tờ Business Insider, Smith cho biết:

"Chúng tôi không bất ngờ với những quyết định của SEC. Chúng tôi biết để nhận được sự chấp thuận của giới chức cần phải mất một khoảng thời gian dài," Smith nói. "Trong khi đó, bitcoin đơn giản là được mua vào và tích trữ khi mà tài sản tiếp tục tăng".

Và trong khi bitcoin chưa được chấp thuận về mặt pháp lý ở Mỹ, nó đang bắt đầu trở nên hợp pháp tại một số nơi khác. Hôm 1/4, bitcoin đã trở thành một phương thức thanh toán hợp pháp tại Nhật Bản.

Một mối đe doạ khác đối với đồng bitcoin trong tương lai đó là các developer đang dự kiến thành lập một thị trường thay thế cho bitcoin. Điều này sẽ dẫn tới việc đồng bitcoin bị tách thành bitcoin và bitcoin không giới hạn. Tuy nhiên Smith nói rằng bitcoin có động lực kinh tế mạnh đủ để ngăn chặn được khả năng này.

Trong tuần đầu tiên của năm 2017, đồng bitcoin đã tăng 20% trước khi tụt dốc 35% do Trung Quốc siết chặt giao dịch. Cho đến nay, đồng tiền này đã bù lại khoản mất mát đó và tăng 25%.

Anh Sa

BI

Trở lên trên