Nhà giàu "đổ xô" đi tìm biệt thự, liền kề, giá sẽ tăng mạnh do đâu?
ảnh minh họa.
Nhà biệt thự, liền kề trên cả nước được các chuyên gia Savills nhận định tích cực về sự tăng trưởng nguồn cung, lượng giao dịch và cả giá bán trong năm 2022.
- 21-02-2022Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư khu dân cư hơn 900 tỷ đồng
- 21-02-2022Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà 53.000ha tại Yên Bái
- 21-02-2022Vingroup chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp hơn 1.230ha tại Hà Tĩnh
Mức độ quan tâm biệt thự, liền kề tăng vọt
Ngay từ quý I/2022, phân khúc biệt thự/nhà liền kề đã thể hiện sức hút khi ghi nhận mức độ quan tâm ở nhiều địa phương.
Tại Hà Nội và TP. HCM, mức độ quan tâm tháng 1 đã tăng lần lượt 29% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở các khu vực như: Long Biên, Gia Lâm, quận 7, Nhà Bè… Thực tế, trong giai đoạn 2020 - 2021, giá biệt thự và liền kề tại các khu vực này đã tăng đáng kể: Long Biên tăng 38%, Gia Lâm tăng 27%, quận 7 tăng 24% và Nhà Bè tăng 22%, theo báo cáo của Batdongsan.com.vn.
Không chỉ ở hai thành phố lớn, sức hút của biệt thự, nhà liền kề cũng tăng đáng kể tại nhiều địa phương. Đơn cử như mức độ quan tâm phân khúc này tại Lâm Đồng tăng 200%, tại Quảng Ninh tăng 74%, Khánh Hòa tăng 55%, Long An và Đà Nẵng tăng 54%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 51%. Lượng tin đăng cũng tăng đáng kể so với thời điểm tháng 1/2021, tại Khánh Hòa tăng 136%, Hải Phòng tăng 118%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 25%, Đà nẵng tăng 75% và Quảng Ninh tăng 129%.
Tỷ lệ hấp thụ các phân khúc này đạt mức khoảng 80% trong năm 2021 tại thị trường Hà Nội. (Ảnh: Savills).
Theo Savills, phân khúc biệt thự, nhà liền kề sẽ có nhiều triển vọng, hứa hẹn trong năm nay. Nguồn cung tương lai tại Hà Nội dự kiến đạt hơn 3.000 căn đến từ 13 dự án. Trong đó, khu phía tây gồm các quận/huyện như Hà Đông, Hoài Đức và Đan Phượng chiếm tới 2.200 căn. Phía đông cũng sẽ có sự tăng trưởng mạnh với nguồn cung mới ở Văn Giang, Hưng Yên.
Phân khúc biệt thự, liền kề sôi động
Hiện nay, lượng kiều hối về Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD vào năm 2021, tăng 10% theo năm, đứng thứ 8 trên thế giới và thứ ba trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đánh giá của Ngân Hàng Thế giới. Tỷ trọng kiều hối vào bất động sản khoảng 20%, Savill ước tính nguồn vốn này chiếm 2% tổng giao dịch biệt thự, liền kề trong năm 2021.
Cũng theo dự báo của đơn vị này, các dự án biệt thự/nhà liền kề ở Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận khác nằm gần các tuyến đường vành đai chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ hạ tầng.
Năm 2022 là một năm hứa hẹn cho các dự án hạ tầng quan trọng như 6 nhánh lên xuống Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long vừa được thông xe, đường sắt số Nhổn - Cầu Giấy đang chạy thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức... Một số dự án trọng điểm góp phần cải thiện giao thông, đời sống kinh tế - xã hội và cảnh quan đô thị của Hà Nội có thể kể đến như Đại lộ Tây Thăng Long, đường Vành đai 3.5, hoặc cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Hà Nội gần đây cũng đang tích cực phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để thống nhất báo cáo Thủ tướng chính phủ chấp thuận phương án đầu tư, hình thức đầu tư cho đường Vành đai 4.
Ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, xu hướng thấp tầng, liền kề sẽ phát triển hơn trong năm 2022 và có sự lan tỏa từ Hà Nội tới Bắc Ninh, Hưng Yên. Trong đó, shophouse sẽ tiếp tục là phân khúc sôi động trong cả những năm tiếp theo.
"Nhà phố có diện tích vừa phải, giá cả phải chăng sẽ có lượng tiêu thụ rất tốt. Tôi tin rằng shophouse có thể là mảng thú vị, sôi động trong thị trường thấp tầng những năm tiếp theo", ông Troy Griffiths dự đoán.
ảnh minh họa.
Trong khi đó, ông Matthew Powell bày tỏ sự lạc quan về tăng trưởng nguồn cung và giá bán của phân khúc này: "Nguồn cung sơ cấp thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội đã liên tục thiếu hụt trong một thời gian dài. Nguồn cung mới trong năm 2022 chủ yếu đến từ các dự án, khu đô thị lớn ở ngoài trung tâm TP. Hà Nội sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Những nơi có cơ sở hạ tầng được cải thiện thì nguồn cung, lượng giao dịch và giá bán cũng sẽ có sự tăng trưởng đáng kể".
Tại TP. HCM, kế hoạch chuyển đổi 5 huyện ngoại thành gồm Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ thành các "quận nội thành" vào năm 2030 cũng là một trong những yếu tố tạo nên triển vọng của thị trường này.
Với quỹ đất lớn và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các quận 2, 9 (TP. Thủ Đức) và Bình Chánh được dự đoán sẽ tiếp tục là tâm điểm phát triển bất động sản liền thổ. Bình Chánh dự kiến có nguồn cung tương lai nhiều nhất chiếm 27% thị phần, tiếp theo là quận 2 với 18% và quận 9 với 16%.
Ngoài ra, các tỉnh lân cận TP. HCM như Đồng Nai, Bình Dương cũng hứa hẹn sẽ tăng trưởng tốt ở phân khúc này. Cả hai địa phương này đều thu hút các chủ đầu tư lớn như Novaland, Vingroup, Nam Long, CFLD và Capitaland.
"Nguồn cung hạn chế tại TP. HCM đã và đang thúc đẩy người mua mở rộng đầu tư tại các tỉnh thành khác, đặc biệt là Đồng Nai, với tốc độ tăng trưởng vượt bậc thời gian qua. Nguồn cung gia tăng tại các thị trường thay thế sẽ cung cấp cho người mua nhiều lựa chọn hơn. Do đó năm 2022 sẽ là một năm thú vị để theo dõi sự mở rộng sang các tỉnh lân cận và sức bền của các nhà đầu tư", Phó Giám đốc Savills Việt Nam nhận định.