Nhà sáng lập bán 2 công ty khởi nghiệp lấy gần 2 tỷ USD
Nat Turner bán một công ty cho Google, một công ty cho Roche.
- 08-11-2017Báo Mỹ khen người trẻ Việt rất giỏi tận dụng mạng xã hội để khởi nghiệp và kiếm bộn tiền
- 31-10-2017Cựu kỹ sư Tesla khởi nghiệp kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng, nhưng vẫn suýt bị trục xuất khỏi Mỹ vì chính sách của ông Trump
- 27-10-2017Chuyện 2 "gã điên" khởi nghiệp: Cuộc gặp vỏn vẹn 12 phút, khoản đầu tư 4 tỉ USD và đế chế khách sạn lớn ngang Hilton trị giá 20 tỷ USD
Hãng dược phẩm khổng lồ của Thụy Sỹ Roche vừa đồng ý mua 1,9 tỷ USD cổ phần của Flatiron Health, định giá công ty ở mức 2,1 tỷ USD. Đây là lần mua lại thứ 2 cho người "khởi nghiệp hàng loạt" Nat Turner và đồng sáng lập Zach Weinberg. Cặp đôi từng bán công ty công nghệ quảng cáo Invite Media cho Google với giá 70 triệu USD vào 2010.
Flatiron thu thập dữ liệu lâm sàng về bệnh nhân ung thư - chẳng hạn như những loại thuốc đã dùng và phản ứng của người bệnh với thuốc. Công ty con Genentech của Roche là một trong những khách hàng đầu tiên của Flatiron từ 2013, Turner nói. Vào cuối 2015, Roche dẫn đầu vòng gọi vốn Series C trị giá 175 triệu USD của Flatiron.
Weinberg và Turner (Nguồn: Business Insider)
Khởi nghiệp rồi bán
Sau khi bán Invite Media, Turner và Weinberg tiếp tục khởi nghiệp với một công ty công nghệ y tế mà sau đó trở thành Flatiron vào 2012.
Khoảng tháng 9 năm ngoái, Flatiron bắt đầu xem xét huy động thêm vốn để tận dụng dòng tiền đang đổ vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, đồng thời có cơ hội thực hiện một số vụ mua lại nếu phù hợp. "Đó là một khoảng thời gian hấp dẫn", Turner nói với Business Insider.
Trong khoảng thời gian này, công ty bắt đầu thảo luận nhiều hơn với CEO Dan O'Day của Roche Pharmaceuticals, người cũng là thành viên của hội đồng quản trị Flatiron. Cuối cùng, 2 bên đồng ý rằng việc mua lại hợp lý hơn là chỉ đầu tư thêm vì hãng dược Thụy Sỹ có thể mang đến nhiều lợi ích ngoài tiền.
"Chúng tôi không bao giờ xây dựng Flatiron để được mua lại", Turner chia sẻ. Ông tuyên bố bản thân không xây dựng doanh nghiệp để bán mà "để được mua". Nói cách khác, ông khuyên những người khởi nghiệp không nên nghĩ đến M&A mà cứ tập trung phát triển công ty. Đến thời điểm thích hợp, nếu ai đó muốn mua và đây là quyết định tốt nhất cho các bên, mọi việc sẽ diễn ra tự nhiên.
"Gọi vốn không phải mô hình kinh doanh", Turner kết luận.
Người đồng hành