MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà sáng lập Base.vn: Thị trường lao động sau Covid-19 sẽ thay đổi rất nhiều và không còn nhiều cơ hội

02-11-2020 - 12:59 PM | Doanh nghiệp

Minh hoạ như vậy để thấy được khi có số hoá, doanh nghiệp khi xưa cần 10-20 người/khâu thì nay chỉ cần 1-2 người/người: Không chỉ tiết kiệm nguồn lực, mà hiệu quả tăng cao, có thể ra quyết định nhanh.

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên trường quốc tế, áp lực kinh doanh tuy không còn là câu chuyện mới nhưng vẫn là bài toán dài hạn. Dù đã linh hoạt thay đổi cơ cấu sản phẩm, quay về thị trường nội địa, luân chuyển nhân sự… tình hình tài chính đa số công ty đang đối mặt với dư lượng tiền mặt dần cạn kiệt.

Sống chung với lũ là tư duy bắt buột hiện nay, bên cạnh yếu tố tăng cường đầu ra, tiết kiệm chi phí cũng là biện pháp quan trọng giữa thời khủng hoảng. Trong đó, nhân sự là bài toán lớn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay giữa việc cắt giảm, hay cố gắng giữ lại. Chưa kể, sau dịch, giai đoạn tái thiết sản xuất nguồn lực nào sẽ còn lại để phát triển doanh nghiệp.

Chia sẻ về bức tranh nhân sự trước, trong và dự đoán sau dịch, ông Trần Văn Viển - đồng sáng lập, kiêm Giám đốc khu vực phía Nam Base.vn - cho biết: "Nói về mảng nhân sự, trước Covid mọi thứ rất là thuận lợi, mọi người đều có công ăn việc làm. Tuy nhiên, sau Covid khi khó khăn ập đến thì mọi người quay về bài toán tối ưu. Hoạt động trong lĩnh vực này, chúng tôi nhận thấy có 2 loại doanh nghiệp: một bên chịu ảnh hưởng nặng hoàn toàn thì phải cắt giảm nhân sự; một bên ít bị ảnh hưởng thì vẫn còn có thể tối ưu được".

Trong đó, muốn tối ưu được thì buộc doanh nghiệp phải số hoá, đo lường được các chỉ số, dữ liệu, số lượng nhân sự, chi phí, công việc… thì mới có thể thực hiện tối ưu. Bởi, khi hệ thống hoạt động được số hóa thì mọi thông tin tổng hợp được quy về một mối ngay tức, từ đó chúng ta có thể đưa ra quyết định nhanh.

"Chúng ta sống trong thế giới mà tốc độ rất quan trọng, chưa nói phát triển nhưng phải hiểu được những gì mình có, để có thể tạo được nền tảng nội lực trước đã. Do đó, điều mọi doanh nghiệp cần làm trong thời buổi hiện nay là phải scan lại chuỗi sản xuất, và bộ phận nhân sự hiện tại", vị này nói thêm.

Trở lại với bức tranh nhân sự hiện nay, những doanh nghiệp không thể tối ưu phải kể đến như du lịch, hàng không… gần như bị đóng băng hoàn toàn, nhân sự mất việc, không còn đường nào khác sẽ phải tạm dừng hợp đồng để bảo toàn dòng tiền hiện có.

Ngược lại, những mảng sản xuất như dệt may, bất động sản, bán lẻ… nhân sự vẫn có thể luân chuyển, kiêm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Thực tế, nhóm ngành dệt may từ đầu năm đã hành động rất kịp thời, đồng loạt chuyển đổi dây chuyền sản xuất hiện tại sang làm đồ bảo hộ, khẩu trang, không chỉ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu sang các quốc gia khác. Điều này mang lại tăng trưởng ngắn hạn, dù không đại diện cho câu chuyện dài hơi nhưng cũng là nguồn thu vào đủ để mỗi đơn vị tích lũy cho thời gian chưa thể xác định sắp tới.

Hay nhóm bán lẻ, bất động sản… doanh nghiệp có thể chuyển đổi mô hình kinh doanh, và bắt buột mỗi cá nhân cán bộ nhân viên cũng như cả tập thể phải phát huy những dạng năng lực mới.

Nắm bắt được nhu cầu, Base.vn cũng đã giới thệu bộ giải pháp quản trị và phát triển nhân sự Base HRM+, tổng hợp 20 ứng dụng chuyên biệt giúp giải quyết bài toán nguồn nhân sự của doanh nghiệp. Hiện, các khách hàng của Base.vn đa số là đơn vị thuộc nhóm bán lẻ như VIB, ACB, Sacombank, Vincommerce, Golden Gate, The Coffee House, Decathlon, Bamboo Airways, Novaland…

Thống kê trong tệp khách hàng của mình, ông Triển phân trần khi Base.vn vào hệ thống của mỗi đơn vị, thì hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là dữ liệu rất phân tán. Thậm chí, ứng dụng giải pháp của công ty phải mất 2-3 tháng mới có thể tổng hợp được hết các dữ liệu lại.

Điều này cũng dễ hiểu, vì trước đó khi bán hàng hanh thông, chưa ai nghĩ đến việc phải tập trung dữ liệu, hơn nữa là có thể tái sử dụng dữ liệu. Cho đến khi dịch Covid bùng phát, thậm chí kéo dài và còn nhiều biến động trong tương lai, thì doanh nghiệp mới bắt đầu mới quan tâm đến số hóa và nghiệm ra công dụng của công nghệ. "Đến 9/10 chúng tôi tiếp cận là chưa có tổng hợp, dữ liệu cực kỳ phân mảnh", đại diện Base.vn nhấn mạnh.

Nhìn chung, hiện nay vấn đề cấp thiết là phải số hóa được nhân sự, từ đó cơ cấu lại nhân sự. Lấy ví dụ số hoá, ngày xưa 1 doanh nghiệp có 10 nhà máy, thì mỗi nhà máy phải có một bộ phận nhân sự tại nhà máy. Theo đó, doanh nghiệp phải luân chuyển thông tin từ mỗi nhà máy đến trụ sở chính và khi tổng hợp thì phải tổng hợp từ 10 cái nhà máy khác nhau. Bây giờ, gần như không cần nhân sự tại nhà máy, nếu có chỉ là kiêm nhiệm 1-2 người. Tất cả dữ liệu, thông tin đều tập hợp về trụ sở ngay lập tức.

Minh họa như vậy để thấy được khi có số hoá, doanh nghiệp khi xưa cần 10-20 người/khâu thì nay chỉ cần 1-2 người/người: Không chỉ tiết kiệm nguồn lực, mà hiệu quả tăng cao, có thể ra quyết định nhanh.

Dự đoán sau dịch, ông Triển khẳng định: "Thị trường nhân sự sẽ thay đổi nhiều. Bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải thay đổi cách nhìn rất nhiều. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ làm thật ăn thật. Khi mà số hóa thì bản thân mỗi cá nhân phải đủ năng lực, đủ sản lượng mới được giữ lại, và không còn tư duy quan liêu hay tìm kiếm công việc ổn định, an nhàn. Kéo theo đó, người lao động cũng phải đối mặt áp lực cơ hội o hẹp lại, công ty cũng thay đổi cách tuyển dụng, sẽ phải tự thích nghi và luôn trao dồi kỹ năng".

Thảo Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên