Nhận diện 4 góc tối của chốn công sở và học tập cách ứng phó của người thông minh để vượt qua mọi trắc trở, sự nghiệp thành công mỹ mãn
Nơi làm việc chỉ tồn tại hai khái niệm kẻ mạnh và kẻ yếu, họ mạnh và ta yếu. Nếu bản thân đã làm sai điều gì đó thì nên biết lùi một bước và khéo léo hòa giải.
- 12-02-2022Cô dâu cởi váy cưới, tẩy trang hủy hôn ngay trong hôn lễ vì một hành động của mẹ chồng, nghe chuyện dân tình đều chua xót thay
- 12-02-2022Cúng Rằm tháng Giêng 2022 vào ngày nào thì tốt? Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng
- 12-02-2022Vợ Công Lý lên tiếng khi bị chỉ trích kể chuyện bạn bè từ chối cho chồng vay tiền lúc mắc bệnh
Khi đã bước chân vào môi trường làm việc, bạn sẽ nhận ra mọi thứ không hề "màu hồng" như tưởng tượng, mà chứa đầy những góc tối và các luật lệ bất thành văn. Hơn nữa, không phải ai cũng biết cách xử lý ổn thỏa những điều đó mà không để nó ảnh hưởng đến bản thân.
Dưới đây là 4 sự thật tồn tại trong chốn công sở và biện pháp giải quyết tương ứng khi bản thân gặp phải những tình huống đó:
1. Bị bắt ép làm những công việc không thuộc phần trách nhiệm
Những anh chị nhân viên trong công ty luôn đùn đẩy công việc và lấy cớ giúp nhân viên mới có cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức,... nhìn bề ngoài thì có vẻ đang hỗ trợ nhưng thực ra họ đang "ma cũ bắt nạt ma mới".
Khi xảy ra sự cố khiến cấp trên biết được, họ sẽ tiếp tục đổ lỗi cho bạn tại sao không ý kiến ngay từ đầu, than phiền bản thân có quá nhiều việc cần phải hoàn thành và không có năng lực nhận thêm việc khác.
Gặp phải trường hợp này, trước hết, bạn cần phải tự hỏi bản thân: Chúng ta đã phạm phải lỗi lầm gì khiến người ấy khó chịu hoặc sự hiện diện của mình có tác động xấu đến lợi ích của họ hay không. Nếu như đã phạm phải lỗi thì cho dù thế nào cũng nên thành tâm xin lỗi và sửa chữa những sai sót ấy.
Trên thực tế, nơi làm việc chỉ tồn tại hai khái niệm kẻ mạnh và kẻ yếu, họ mạnh và ta yếu. Hơn nữa, nếu bản thân đã làm sai điều gì đó thì nên biết lùi một bước và khéo léo hòa giải. Nếu như sự hiện diện của bạn xung đột với lợi ích của họ thì một là cùng ngồi xuống để bày tỏ thành ý muốn trở thành người có ích với họ, hai là phải tìm được người có chức vụ nhất định để giúp đỡ.
2. Dùng nhân viên như một công cụ để thăng quan tiến chức
Khi nhân viên có cách suy nghĩ và ý tưởng về một dự án của công ty, cấp trên có thể sẽ yêu cầu viết mail trình bày chi tiết cụ thể để gửi cho họ và không được phép gửi cho bất kỳ người nào khác.
Sau đó, vị cấp trên ấy trực tiếp nộp lên giám đốc phụ trách mà không đề cập tới nhân viên - người đã sáng tạo ra ý tưởng dự án. Theo đó, vị cấp trên kia đã nhận hết phần công lao về mình và nắm lấy cơ hội thăng tiến trên công sức và trí óc của người khác.
Vì vậy khi đi làm, chúng ta nên chọn những công việc mà bản thân cảm thấy lãnh đạo thực sự giỏi giang và xứng đáng với những cố gắng của cấp dưới. Một người lãnh đạo tốt sẽ luôn cố gắng để nhân viên của mình phát triển và nâng cao tinh thần cầu tiến của cả tập thể.
Riêng đối với những vị lãnh đạo luôn bác bỏ và coi thường công lao của cấp dưới thường sẽ không có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Đương nhiên, họ sẽ bị khinh thường bởi các vị lãnh đạo phòng ban khác trong công ty, thậm chí là chính cấp dưới của mình.
3. Bị đồng nghiệp đặt điều, nói xấu
Vào những lúc bạn đi công tác hay xử lý công việc bên ngoài, một số đồng nghiệp trong công ty sẽ nhân thời cơ để nói xấu hoặc tồi tệ hơn là bịa chuyện, đặt điều dù đôi bên không hề biết về nhau. Đến khi mọi chuyện vỡ lẽ thì bạn đã không thể nào biện minh hay giải thích để giành lại sự trong sạch cho mình.
Vì vậy, mỗi người nên tìm cho mình một người đồng nghiệp đáng tin cậy trong công ty. Mỗi lần có việc ra ngoài hoặc đi công tác, chúng ta sẽ nhờ họ giải quyết và giao toàn quyền xử lý những việc gấp mà bản thân không thể trực tiếp giải quyết. Đồng thời, sự hiện diện của họ được coi như là một bức tường ngăn cản các đồng nghiệp khác phao tin đồn nhảm khi chúng ta không có mặt.
4. Lãnh đạo truyền tải những năng lượng tiêu cực cho nhân viên cấp dưới
Có những lúc, cấp trên tự dưng nói xấu ban giám đốc công ty với bạn trong khi bạn chỉ là một nhân viên cấp dưới nhỏ nhoi.
Trên thực tế, người đó chỉ đang cố tình tiêm nhiễm vào đầu những nhân viên cấp dưới hình ảnh tiêu cực về công ty, vì họ muốn có người theo phe họ, muốn có người cùng bất mãn với những điều mà họ ghét về công ty. Đồng thời, họ muốn có người ngưỡng mộ và coi họ là "kẻ biết tuốt", là thành phần có sức ảnh hưởng trong công ty để thỏa mãn ham muốn hư vinh cá nhân.
Nếu rơi vào trường hợp như vậy, bạn cần phải đủ tỉnh táo để phân biệt tốt xấu, giữ "cái đầu lạnh" và không mù quáng nghe theo những lời tiêu cực chỉ xuất phát từ một phía. Dễ dàng bị cấp trên điều khiển sẽ khiến con đường sự nghiệp của chúng ta bị trì trệ mà không cách nào tiến xa hơn trong tương lai.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật & Bạn đọc