Nhân từ với kẻ có lỗi, không những bất công với người tốt mà còn nuôi dưỡng cái xấu: Lòng tốt thật sự cần phải đặt đúng chỗ
Lòng tốt là thứ ta luôn cần trong cuộc sống này. Tuy nhiên, nếu lòng tốt mà đi sai hướng, thì không những gây hại cho người khác mà còn gây hại cho chính mình. Lòng tốt và lý trí luôn phải song hành với nhau.
- 01-07-2019Đọc Lưu Bang và Hạng Vũ để chọn "minh chủ": Cẩn thận với người chỉ nói về lý tưởng, ông chủ tốt thường có đặc điểm trái ngược này!
- 26-06-2019Tích vàng chỉ dành cho vài năm, tích điều này mới có mãi cho muôn đời: Bí quyết để thịnh vượng trường tồn được người xưa truyền lại
- 23-06-2019Đừng coi thường bất kỳ ai, rất có thể bạn được cứu bởi chính kẻ từng bị cho là hèn kém nhất: Bài học dùng người của Mạnh Thường Quân ngàn năm không cũ
Làm ơn mắc oán
Vào thời cổ đại có câu chuyện rằng: Có hai nhà ở cạnh nhau, một nhà giàu có, nhà còn lại thì hoàn cảnh rất khó khăn. Bình thường, quan hệ nhà này rất tốt. Một năm, trời hạn hán rất nặng, mùa màng thất bát. Nhà nghèo không thu hoạch được gì, đến một hạt thóc cũng chẳng có. Nhà giàu tích lũy được không ít thóc gạo trong những năm trước đó, nghĩ đến nghĩa tình của hai nhà bấy lâu nay, liền đem sang cho nhà nghèo kia một đấu thóc.
Nhà nghèo liền đến cảm tạ, nhà kia lại tặng cho một đấu thóc. Sau khi về nhà, nhà nghèo kia liền phàn nàn rằng: "Hai đấu gạo thì có thể làm được việc gì? Ăn còn không đủ, nói gì đến việc có hạt giống cho mùa tới. Sao không đưa nhiều thóc một chút, thêm vào đó ít tiền, thật không phải người tốt!" Lời này truyền đến tai người giàu có, ông rất tức giận, tuyệt giao hoàn toàn với nhà nghèo kia.
Lại có một câu chuyện khác như sau: Có một đoàn khách du lịch nọ vào khu bảo tồn tham quan. Có một con linh dương nhỏ rất đáng yêu chạy đến. Các du khách xúm lại chụp ảnh, lại cho cả đồ ăn lẫn nước uống. Đột nhiên, đội trưởng đội bảo vệ của khu bảo tồn liền lao đến, đuổi con linh dương đi, không cho phép các du khách gần gũi với con linh dương nữa.
Sau đó, viên đội trưởng này liền giải thích với các du khách rằng: "Mọi người đối xử tốt với những con vật như vậy, thật ra là hại nó. Được yêu thương, đối xử tốt, những con vật này sẽ nghĩ ai cũng thân thiện, ai cũng là người tốt, không sớm thì muộn sẽ trở thành mồi ngon của những kẻ săn trộm".
Có lúc, lòng tốt quá mức sẽ gây hại cho mình và cho người khác. Lòng tốt mà thiếu đi những suy nghĩ, cân nhắc chỉ mang lại những điều xấu.
Đừng để lòng tốt của mình bị người khác lợi dụng hay đặt người khác vào nguy hiểm.
Lòng tốt thật sự, phải có nguyên tắc
Trong một lớp học nọ, có một đứa trẻ là con của một gia đình giàu có, sống rất thoải mái. Ngược lại, lại có một đứa trẻ xuất thân trong gia đình nghèo, ăn còn không đủ no. Một ngày nọ, đứa trẻ giàu có kia bị mất tiền. Mọi người ai cũng tức giận, muốn truy lùng ngay ra thủ phạm.
Trong lúc mọi người đang bàn luận với nhau để tìm ra thủ phạm thì phụ huynh của đứa trẻ giàu có kia đến nói rằng: "Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ nhiệt tình, nhưng thôi vậy, kẻ lấy số tiền kia nhất định là vì quá nghèo, quá đói nên mới phải làm liều, chút tiền đó cũng không có ảnh hưởng gì, thôi ta không truy cứu nữa".
Nhưng lại có người nói rằng: Đây không phải là lòng tốt thật sự, ông nghĩ ông đang giúp hắn, nhưng thật ra là cố vũ cho thói ăn cắp, ông đang hại hắn. Lòng tốt thật sự phải là tìm ra kẻ này, thậm chí còn phải trừng phạt. Nếu hắn thật sự khó khăn, thì mọi người sẽ cùng tìm ra biện pháp để giúp đỡ.
Cuối cùng, một đứa trẻ cũng đứng ra nhận tội. Cậu ta quả nhiên vì quá đói mà phải đi ăn cắp. Cậu bé ăn cắp này sau đã trở thành một viên thẩm phán vô cùng thành công. Lúc về già, cậu bé năm nào ghi trong hồi ký của mình rằng: Lúc ấy, nếu không có người kia nói, tôi cũng không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả gì. Nhưng tôi không hề ghét cậu ta, trái lại còn rất biết ơn, vì anh ta mới là người tốt thật sự. Anh ấy thật sự đã dạy tôi một bài học vô cùng bổ ích. Nếu không, tôi sẽ ăn cắp thêm nữa và càng ngày càng lún sâu vào con đường này. Tôi sẽ chẳng bao giờ có được ngày hôm nay.
Nếu người ta chỉ nói về đạo đức mà không có lý trí đi kèm, không sớm thì muộn, họ sẽ trở thành những kẻ đạo đức giả.
Wenzhangba