MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

11 nhân vật nào đang kiến tạo nên tương lai châu Á?

01-07-2014 - 09:14 AM |

Trong đó có hai phụ nữ, một là người phụ nữ quyền lực nhất giới công nghệ, còn lại là nhà vật lý lượng tử tài ba.

Châu Á, ngôi nhà chung của những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang chuyển mình từng ngày. Bài viết dưới đây sẽ điểm mặt 11 nhân vật then chốt có tầm ảnh hưởng lớn trong chính trị, kinh doanh, công nghệ, khoa học và văn hóa đang kiến tạo nên châu Á của tương lai.

1. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe



Ông Abe đứng thứ 47 trong danh sách 100 nhân vật quyền lực có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới của tạp chí Time. Nhờ có ông, vận mệnh Nhật Bản được xoay chuyển sau nhiều năm giảm phát và tăng trưởng kinh tế yếu kém. 

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã tiếp nhận những biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ. Hiện có những dấu hiệu ban đầu cho thấy Nhật Bản sẽ vượt qua sự tác động của thuế tiêu dùng đang gia tăng. Mới vừa năm ngoái, Nhật Bản còn là nước giành được quyền đăng cai Olympic 2020.

2. Tập Cận Bình, chủ tịch nước CHND Trung Hoa



Ông Tập Cận Bình tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa vào năm 1979, đến tháng 3 năm 2012 thì chính thức trở thành chủ tịch nước CHND Trung Hoa. Cùng năm đó, ông được tạp chí Forbes bầu chọn là nhân vật quyền lực thứ ba thế giới, chỉ sau Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama. 

Ông Tập Cận Bình đã thắp lên những hy vọng thay đổi bằng bài phát biểu về "Giấc mộng Trung Hoa" cùng lời thề chống tham nhũng. Năm 2013, ông Tập đã có cam kết bãi bỏ và nới lỏng những chính sách cũ kỹ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên như chính sách một con ở Trung Quốc.

3. Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ



Đảng Bharatiya Janata của người Hindu của ông vừa giành chiến thắng trong cuộc đại tranh cửa vừa qua. Ông Modi sẽ có trọng trách phục hồi tăng trưởng kinh tế sau một quãng thời gian tụt xuống mức dưới 5%.

Vị tân thủ tướng còn có công thúc đẩy cơ sở hạ tầng đầu tư ở bang Gujarat nằm ở phía Tây Ấn Độ từ năm 2001. Thị trường chứng khoán Ấn Độ còn tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh chiến thắng bầu cử của ông Modi.

4. Joko Widodo, thống đốc Jakarta, Indonesia



Joko Widodo là một nhân vật đầy hứa hẹn để trở thành tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo của Indonesia. Đại sứ Hoa Kỳ tại Indonesia giai đoạn 2007 - 2010 nhận định: "Ông Widodo đại diện cho hy vọng của nhiều người rằng hệ thống chính trị rồi sẽ có sự thay đổi."

5. Raghuram Rajan, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ



Tuy ông Rajan tại vị chưa đầy một năm nhưng bằng ấy thời gian đã đủ khiến cho Ngân hàng Trung ương Ấn Độ có những sự thay đổi đáng kể.

Ông Rajal lên làm thống đốc ngay sau khi đồng rupee tụt xuống mức kỷ lục so với đồng đô la và đã thực sự có công trong việc khôi phục lại sự ổn định cho thị trường Ấn Độ cũng như cuộc chiến chống lạm phát của ngân hàng Trung ương.

6. Jack Ma, đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba


Bạn bè của Jack Ma từng khuyên anh bỏ cuộc vì anh chẳng biết gì về công nghệ. Nhưng điều ấy không ngăn nổi anh, một cựu giáo viên tiếng Anh bình thường, đi lên với ước mơ thành lập tập đoàn Alibaba 15 năm về trước. Hiện Alibaba đang là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.

Khác với những nhân vật cùng đẳng cấp như Mark Zuckerberg và Bill Gates, Jack Ma hoàn toàn không có nền tảng gì liên quan tới tin học. Giữa một nền văn hóa quen xa lánh rủi ro như châu Á, Jack Ma là một doanh nhân độc nhất vô nhị. Có thể nói, Jack Ma chính là nhân vật đã định hình lại ngành bán lẻ tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

7. Pony Ma, đồng sáng lập kiêm CEO Tencent


Pony Ma xuất hiện trong danh sách những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới của tạp chí Time năm 2007 và 2014, tổng tài sản của doanh nhân người Trung Quốc này lên tới 13,2 tỷ USD. Được thành lập vào năm 1998, Tencent hiện là công ty web lớn thứ tư trên thế giới và có gần một tỷ người dùng.

8. Cher Wang, người sáng lập HTC, Đài Loan


Cher Wang là một trong những phụ nữ quyền lực nhất giới công nghệ nhưng cô lại không ở Thung lũng Sillicon mà là châu Á.

Cô là người đồng sáng lập kiêm chủ tịch của nhà sản xuất smartphone HTC, Đài Loan. Tại Mỹ, cứ sáu chiếc smartphone thì lại có một chiếc mang thương hiệu HTC.

Cô từng tài trợ không lợi nhuận cho một trường cao đẳng Tây Nam Trung Quốc, giúp các em học sinh nghèo có điều kiện đi học miễn phí hoặc học phí thấp.

9. Michelle Simmons, nhà nữ vật lý học lượng tử Úc


Xét về mặt địa lý, tuy Úc nằm ở châu Đại Dương nhưng một số hoạt động văn hóa, thể thao... của thế giới lại thường được ghép vào châu Á.

Simmons, một nhà nữ vật lý học lượng tử Úc, đã trở thành thành viên bầu cử của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, theo chân những danh nhân khoa học của thế giới như Stephen Hawkings, Albert Einstein và Alexander Graham Bell.

Công trình nghiên cứu của cô tập trung khai thác sức mạnh nguyên tử để cho ra đời những thiết bị siêu nhanh, siêu nhỏ có khả năng xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ. Nếu nghiên cứu thành công, những siêu máy tính dựa trên lý thuyết nguyên tử sẽ ra đời, làm thay đổi hoàn toàn khả năng tính toán của các ngành công nghiệp thông tin chuyên sâu.

10. Ngũ Nguyệt Thiên (Mayday), ban nhạc Rock Đài Loan


"Một ngày nào đó tôi muốn cả thế giới gọi chúng tôi là The Beatles. Cho dù có thất bại đi chăng nữa thì chúng tôi vẫn đã có giấc mơ ngông cuồng nhất cuộc đời" - Ngũ Nguyệt Thiên.

Kể từ khi bắt đầu chuyến lưu diễn đầu tiên tại Anh và Mỹ, Ngũ Nguyệt Thiên được truyền thông phương Tây ca ngợi là "The Beatles Trung Quốc". Tiến sĩ Szu-wei Chen, Học viện Âm nhạc, Đại học Quốc gia Đài Loan nhận xét: 

"Ngoài âm nhạc, Ngũ Nguyệt Thiên còn là biểu tượng của những người bạn thân cùng nhau phấn đấu đạt tới ước mơ trong cuộc sống. Họ không chỉ là nhạc sĩ mà còn là doanh nhân. Mỗi khi tạo ra một album thì nó không chỉ là một album mà còn là một ý kéo dài hơn một năm xuyên suốt cùng các buổi hòa nhạc tại nhiều thành phố và nhiều sản phẩm đi cùng khác, điều ấy khiến họ trở thành đại diện của âm nhạc, đại diện của ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa."

11. Lý Liên Kiệt, ngôi sao phim hành động Trung Quốc


Ngoài những vai diễn anh hùng trong nước và tại Hollywood, Lý Liên Kiệt còn là một nhà từ thiện. Anh được bổ nhiệm làm Đại Sứ Thiện Chí của Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế năm 2010, với tài sản lên tới 13,2 tỷ USD, Lý Liên Kiệt trở thành một người nổi tiếng trong lĩnh vực từ thiện Trung Quốc.

Anh từng giúp đỡ tỉnh Tứ Xuyên trong trận động đất lịch sử và cả Đài Loan trong cơn bão Morakot năm 2008. Những nỗ lực ấy đã khiến người Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến việc làm từ thiện.


Thùy An

kyanh

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên