MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chàng trai Việt gõ cửa xin gặp chủ tịch tập đoàn Deawoo

05-11-2011 - 10:48 AM |

Sinh năm 1987, là chủ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bất động sản, Lương Ngọc Sơn đã viết thư rồi đến tìm gặp người sáng lập và chủ tịch tập đoàn công nghiệp Deawoo.


Tôi gặp Lương Ngọc Đức đúng thời điểm chàng trai cùng đoàn thanh niên Việt Nam tham gia Tàu thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP) tất bật luyện tập cho những buổi giao lưu văn hóa với thanh niên các nước khác.

Trong đoàn, Đức là đại diện cho những người trẻ sớm khởi nghiệp kinh doanh, anh hiện là giám đốc Công ty Seven Star Realty - một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ bất động sản.

So với nhiều người, Đức chững chạc, linh hoạt và luôn gây cảm giác chân thành đối với người trò chuyện. Chàng trai đã thể hiện sự sâu sắc của một người trẻ trong việc kinh doanh mà còn những suy nghĩ về cuộc sống, về sự nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ, không chỉ cho bản thân mà còn đối với cộng đồng.

Chàng trai gõ cửa xin gặp chủ tịch tập đoàn Deawoo
Lương Ngọc Đức (thứ 4 từ phải qua) cùng các thành viên của SSAEYP
trước ngày lên đường sang Nhật tham dự Tàu thanh niên Đông Nam Á.

Dưới đây là những chia sẻ của Đức về cuộc sống của một người trẻ sớm lập nghiệp:

Bình thản đón nhận khó khăn

- Bắt đầu từ thời điểm nào em quyết định đi làm để lập nghiệp?

- Em mê kinh doanh nên ngay từ khi lên đại học em đã đi làm thêm. Em làm nhiều lắm, bắt đầu từ việc cung cấp nhu yếu phẩm, đồ dùng cho sinh viên cho đến việc cung cấp dịch vụ website, gồm tên miền, đường truyền… cho các trường đại học. Càng về sau, em càng thử nghiệm ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Sau đó thì em xin đi làm trợ lý cho các doanh nghiệp về bất động sản để có kinh nghiệm cho lĩnh vực này.

- Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh mà những người lão luyện, có tiềm lực tài chính, nhiều mối quan hệ mới dám dấn thân vào, vậy tại sao em lại lựa chọn nó?

- Bất động sản thì có 2 mảng, một là đầu tư và hai là cung cấp dịch vụ. Ở mảng đầu tư thì đúng là phải có nguồn vốn lớn và kinh nghiệm, quan hệ… nhưng mảng dịch vụ thì đơn giản hơn và ít rủi ro hơn, nó cho phép những người trẻ có sự khởi đầu. Chính vì thế em và các đồng sự đã lập doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ về bất động sản.

- Nói là đơn giản, nhưng chắc hẳn cũng không ít khó khăn mà em và các đồng nghiệp cùng khởi sự gặp phải?

- Đúng vậy, em nghĩ bất kỳ ai khi khởi nghiệp cũng có những khó khăn tương đương nhau như thiếu kinh nghiệm, thiếu va chạm xã hội, chưa kể em có xuất phát điểm không phải là quá cao về kinh tế. Giai đoạn đầu, em như vừa đi vừa vá, như nuôi con mọn vậy.

- Và rồi doanh nghiệp đã hoạt động như thế nào?

- Nửa năm đầu thì thu nhập rất tốt, dù có nhiều biến động nhưng mọi người đều vui vẻ đón nhận thành công đó. Tuy nhiên, sau này, khi thị trường bất động sản đóng băng thì thu nhập giảm dần, và đến thời điểm hiện tại em duy trì ở mức độ nhỏ.

- Quá trẻ để làm chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, em có nghĩ đó chính là trở ngại trên con đường khởi nghiệp của mình?

- Em nghĩ trong công việc thì dù người lớn hay là thanh niên, người ta quan tâm đến công việc có hiệu quả hay không. Nếu mình giúp họ đạt hiệu quả thì họ không quan tâm đến việc mình quá trẻ. Tất nhiên nó cũng là trở ngại vì người ta thường nhìn vào thâm niên để đánh giá năng lực của một ai đó, nhưng nó không phải là tất cả và mình có thể vượt qua được.

- Cảm giác của một chàng trai trẻ đang hừng hực khí thế nhưng rồi lại phải chững lại thì như thế nào?

- Em tiếp nhận điều đó một cách bình thản. Có lẽ vì em đã có vài năm vấp váp, trải qua từ thành công đến thất bại nhiều. Em nghĩ đã có thời gian kiếm tiền có lãi thì cũng có lúc khó khăn chứ không chỉ ở lúc này đây. Em quen đi và thấy nhẹ nhàng, về nhà vẫn ăn được cơm, vẫn ngủ ngon.

- Làm nhiều như vậy, em tiêu tiền như thế nào?

- Là một doanh nghiệp mới thành lập, không dư dật nhiều về tài chính cho nên em không tiêu tiền phung phí, dĩ nhiên là mình không phải sống quá chặt chẽ, mà cần phải tính toán các khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Trong quỹ thu nhập, em dành một khoản nhất định cho các hoạt động xã hội, mà cụ thể là chương trình “Ước mơ của em’.

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có ước mơ, và tại sao chúng ta không ước mơ, khi mơ ước khởi nguồn cho mọi thứ. Và ước mơ đó là phải dành cho người khác, cho cộng đồng, chứ không đơn giản là tôi có nhiều tiền, tôi mua sắm quần áo đẹp, tôi đi du lịch...

Trong thời gian qua, em đã cùng những người bạn của mình tổ chức các chương trình vui chơi cho lần lượt những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội với mục tiêu khơi dậy những ước mơ và giúp các em thực hiện ước mơ của mình.

Trong hoạt động xã hội, em cũng quan niệm rằng, một khi chúng ta đã bỏ tài chính và tâm sức ra thì phải làm điều thật xác đáng. Chính vì thế, các hoạt động của em phải thiết thực, chẳng hạn như chúng em tổ chức lớp dạy học tiếng Anh, thì mình sẽ phải tìm hiểu xem có em nào muốn học, em nào không muốn, còn không, mình dạy đại trà, những em không thích học sẽ có tâm trạng không vui, rồi ảnh hưởng tới các bạn thích học.

Hoặc như khi mình tìm được một có hoàn cảnh khó khăn để trao học bổng và có ý định trao cho đến lúc em ấy học xong. Nhưng làm sao để chúng ta đo lường được sự hiệu quả thì lại là một câu chuyện khác, chúng ta sẽ phải tìm hiểu trong 6 tháng đầu tiên em ấy nỗ lực học hành như thế nào để rồi từ đó mới xác định tiếp tục hỗ trợ ra sao…

Chàng trai gõ cửa xin gặp chủ tịch tập đoàn Deawoo
Các em bé ở làng trẻ Birla trong chương trình Ước mơ của em do Đức và
các tình nguyện viên thực hiện vào tháng 3/2011.

Đi tìm những người thầy lớn

- Điều gì khiến cho một chàng trai chỉ có công việc “bỏ nhà bỏ cửa” để lên tàu Thanh niên Đông Nam Á những gần 2 tháng?

- Điều này khá tình cờ, em biết một người bạn đã tham gia chương trình, và đây cũng là thời điểm mà em cần một khoảng lặng cho bản thân mình. Em nghĩ rằng, quãng thời gian này sẽ để em dừng lại, chiêm nghiệm, suy nghĩ xem chặng đường tiếp theo mình sẽ làm gì và sau đó quay lại để có một quyết định mới cho bản thân.

Quá trình giải phóng bản thân này cũng sẽ giúp em không ép mình đi tới một quyết định nào đó, khiến mình có thể bỏ lỡ cơ hội có một ý tưởng, một phương án hay nào đó.

- Cảm giác của em thế nào khi đến, gặp và giao lưu với các bạn đồng hành với mình trên chuyến tàu đặc biệt này?

- Quả thực là thời còn sinh viên, em không bao giờ tham gia các hoạt động này, em chẳng hiểu tại sao lại có những kiểu nhảy múa chơi bời như thế. Nhưng tại đây, em đã được gặp những bạn đến từ các miền, giỏi giang và năng động. Em cũng đã tập múa, tập hát với các bạn, hoàn toàn là lần đầu tiên, cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái. Em cảm thấy thực sự là một cuộc sống khác, nó giúp em có những người bạn có cùng chí hướng, là mong muốn xây dựng niềm tự hào Việt Nam, không phải là phô hết những điều tốt đẹp nhất của từng cá nhân mà là thông qua nét văn hóa và sự thành công chung của con tàu.

Chàng trai gõ cửa xin gặp chủ tịch tập đoàn Deawoo

Lương Ngọc Đức (ngoài cùng bên phải) trong sắc màu SSEAYP.

- Với một cuộc sống bộn bề, nhiều mục tiêu và suy tính như vậy, có lúc nào em cảm thấy buồn chán với cuộc sống?

- Em quan niệm rằng, nếu mình luôn luôn có một người mà mình dành nhiều thời gian cho họ thì mình sẽ không có cảm giác chán nản.

- Trong chặng đường của mình, em đã tìm được những người thầy như thế nào?

- Em còn nhớ thời điểm em bắt đầu làm về bất động sản, vì nhu cầu công việc nên em đã gặp được một người làm kiến trúc. Đó là một người châu Á, rất tài giỏi, cứ 2-3 ngày em lại gặp ông ấy một lần, cùng chia sẻ mọi suy nghĩ trong lĩnh vực kiến trúc. Cứ như vậy, khi thấy mình thiếu điều gì, em lại đi tìm những người thầy mới và dành rất nhiều thời gian với họ.

- Nhưng trong số đó, chắc hẳn cũng có người mà em ấn tượng nhất?

- Đó là một người không hề xa lạ, ông chính là tác giả cuốn Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm – Chủ tịch và là người sáng lập ra tập đoàn công nghiệp Deawoo (Hàn Quốc). Quyển sách này có lẽ là tác phẩm gối đầu giường của một thế hệ, đặc biệt là những người đam mê kinh doanh. Với em, dường như mỗi chữ trong cuốn sách là không hề thừa, nó thấm đẫm từng kinh nghiêm xương máu của ông trong cuộc đời kinh doanh của mình.

Em đã viết thư gửi cho ông, nhưng không hiệu quả, thế rồi trong một lần tới Hàn Quốc em đã đến tận nơi ông làm việc để xin gặp. Ban đầu thì người ta không cho, nhưng sau đó em cũng đã được gặp và có một buổi trò chuyện với ông. Đó là một cuộc gặp gỡ không bao giờ quên trong cuộc đời em, với những chia sẻ rất thú vị trong lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống. Từ đó đến nay, em vẫn liên lạc thường xuyên với người thầy lớn này.

Theo Thủy Nguyên

Bưu Điện Việt Nam

kyanh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên