MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những nhà sáng lập “tái xuất” để cứu công ty

20-08-2012 - 20:00 PM |

Liệu nhà sáng lập Richard Schulze có mua lại được Best Buy - “đứa con đẻ” của chính mình?


Tuần qua, ngài cựu chủ tịch tỷ phú của nhà bán lẻ điện tử (BBY) đã chi 8,8 tỷ đô la để mua số cổ phiếu không thuộc sở hữu của ông trong công ty (mỗi cổ phiếu có giá 26 đôla).

Tập đoàn Best Buy tại Minessota đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới cùng chiến lược giúp hãng cạnh tranh tốt hơn với các cửa hàng của Apple và những nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon.com.

Đầu tháng 4, CEO Brian Dunn xin thôi việc khi hội đồng quản trị Best Buy tiến hành điều tra độc lập tư cách đạo đức của vị lãnh đạo này.

Tới tháng 5, Best Buy công bố kết quả cuộc điều tra cho thấy ông Dunn đã vi phạm chính sách của công ty khi có mối quan hệ cá nhân quá thân mật với một nữ nhân viên và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường làm việc của hãng.

Hội đồng điều tra cũng kết luận rằng ông Dunn đã không lạm dụng tài nguyên của công ty, xong ông Schulze là người biết việc ông Dunn vi phạm mà không báo cáo lại với hội đồng quản trị.

Tháng 6, nhà sáng lập Schulze rời hội đồng quản trị ở tuổi 71, nhưng trong tay vẫn nắm giữ 69 triệu cổ phiếu tương đương với 20% tổng số cổ phiếu của công ty.

Trong thời gian tiến hành điều tra, hội đồng quản trị đã thuê hãng tuyển dụng Spencer Stuart tìm kiếm một CEO mới. Phía công ty tuyên bố rằng sẽ xem xét cả ứng viên nội bộ và bên ngoài.

Tuy nhiên ông Schulze- người thành lập công ty này vào năm 1966 thì tin rằng ông mới là người sẽ đưa Best Buy ra khỏi vực thẳm.

Trong bài phát biểu tuyên bố tiếp quản thầu mua bán công ty của mình, ông nói rằng: “Best Buy đã đến lúc đối diện với sự thật và cần có những thay đổi quyết liệt và kịp thời để trở lại vị thế hàng đầu trên thị trường.

Dưới sự lãnh đạo của các giám đốc điều hành đã được công nhận,với sự hiểu biết, tầm nhìn, kinh nghiệm và niềm đam mê cần thiết để đưa công ty đi đúng hướng, tôi tự tin nói rằng chúng tôi có thể đưa công ty cùng thương hiệu Best Buy trở lại với ý nghĩa đặc biệt đối với các khách hãng cũng như nhân viên trong công ty.”

Các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ chưa thực sư hài lòng với Best Buy. Thứ 2 đầu tuần qua, Best Buy tiếp tục giao dịch cổ phiếu ở mức giá 21,60 đôla, cao hơn mức giá ở phiên trước là 22%.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu giảm mạnh trong suốt phiên giao dịch và dừng lại ở mức giá 19,21 đôla, thấp hơn mức giá ban đầu do ông Schulze đưa ra. Dấu hiệu này khiến người ta hoài nghi về một vụ thỏa thuận mua bán tiếp quản hãng sắp xảy ra.

Nhà phân tích Michael Lazzer của UBS đã viết trong một văn bản giành cho khách hàng vào ngày công bố hồ sơ dự thầu rằng: “Có hãng tá lý do khiến Best Buy có khả năng tạo ra một vài thay đổi lớn trước sự quan sát khá thận trọng của công luận.

Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng tôi nghĩ rằng thách thức về tài chính sẽ là vấn đề ngáng đường. Hội đồng quản trị của Best Buy có vẻ sẽ nhận thấy mức giá đưa ra là quá thấp.

Chính việc mua bán này cũng tồn tại không ít vấn đề khi Best Buy đang ngập trong đống nợ và khó có khả năng chi trả cho những bước tiến chủ chốt như chấm dứt các hợp đồng cho thuê để đóng cửa những địa điểm không mang lại lợi nhuận.

Hai công ty đánh giá độ khả tín Standard & Poor và Fitch đồng thời hạ mức nợ của Best Buy xuống hạng rủi ro cao nhất sau khi ông Chulze ra giá thầu.

Nhà phân tích tín dụng của S&P- Jayne Ross nhận định rằng: “Thỏa thuận này có thể cộng thêm một khoản nợ đáng kể vào bảng cân đối kế toán của Best Buy. Tùy vào số tiền vay nợ được sử dụng trong vụ mua lại và quan điểm của chúng tôi về kế hoạch vận hành của công ty, chúng tôi có thể sẽ hạ thấp thứ hạng của Best Buy xuống nhiều mức”.

Nhưng nếu vụ thầu mua bán công ty của Schulze diễn ra thành công thì ông sẽ trở thành một trong những nhà sáng lập đã “tái xuất” để cứu “đứa con đẻ” của chính mình.

Cũng trong năm nay, nhà sáng lập của EHarmony- Tiến sĩ Neil Warren Clark đã trở lại vị trí CEO của trang web mai mối. Và nhà đồng sáng lập của Urban Outfitters- Richard Hayne ngồi vào ghế giám đốc điều hành hồi tháng 1 khi ông Glen Senk rút chân khỏi hãng khi nhà bán lẻ đồ may mặc này đang vướng phải giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, không phải nhà sáng lập nào cũng thành công ngay, và tậm chí một vài người còn thiếu những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo công ty trong thời kỳ khủng hoảng. Sau khu Urban Outfitters đổi chủ, Liz Dunn- một nhà phân tích tại Macquarie Securities đã viết: “Chúng tôi không chắc rằng Dick Hayne sẽ đúng là nhà lãnh đạo mở ra thời đại mới cho hãng Urban”.

Không ít nhà lãnh đạo đã “tái xuất” với mục đích tương tự. Dưới đây là 5 nhà quản lý nổi tiếng đã trở lại để cứu chính công ty do họ xây dựng nên.

1. Steve Jobs - Apple


Ông Jobs rời Apple vào năm 1985 sau khi thất bại trước CEO khi đó là ôn John Sculley.

Ở lễ phát bằng tại đại học Standford năm 2005, ông chia sẻ rằng chính việc bị người đồng sáng lập đẩy ra khỏi công ty đã làm nên những thành công của ông trong tương lai: “Khi đó, tôi đã không nhận ra rằng bị sa thải khỏi Apple là điều tốt nhất xảy đến với tôi. Gánh nặng thành đạt đã được thay thế bởi cảm giác nhẹ nhàng của một người lại đang bắt đầu một lần nữa, không quá chắc chắn trong mọi chuyện. Điều đó khiến tôi tự do bước vào một trong những thời kỳ sang tạo nhất cuộc đời mình”.

Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1996 ở tuổ 41. Tại Stanford, ông chia sẻ: “Nếu không bị Apple sa thải, sẽ không có iPhone hay Siri. Đó là một liều thuốc đắng, nhưng mọi bệnh nhân đều cần. Thỉnh thoảng cuộc đời lại ném một viên gạch xuống đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin”.

2. Charles R. Schwab - Charles Schwab


Người tiên phong trong lính vực môi giới giảm giá đã chia sẻ vị trí CEO với cánh tay phải đắc lâu năm của mình là ông David Pottruck trong 5 năm.

Vào năm 2004, khi ông này bị sa thải, Charles R. Schwab trở thành giám đốc điều hành duy nhất. Ông cắt giảm số thỏa thuận kinh doanh và hãng ngàn lao động để tập trung vào các nhà đầu tư tư nhân. Chứng khoán Schwab đã hồi phục trước khi rơi vào cuộc suy thoái.

Ông Schwab năm nay đã 75 tuổi, từng mất ghế CEO vào tay đối thủ Walter Bettinger vào năm 2008, nhưng vẫn là chủ tich hội đồng quản trị của công ty mang tên mình.

3. Michael Dell - Dell


Michael Dell khởi nghiệp năm 1984 khi còn là một thanh niên trẻ tại đại học Texas. Khi kỷ nguyên máy tính phát triển mạnh mẽ, Dell có lẽ là vị CEO trẻ tuổi nhất trong danh sách 500 công ty hàng đầu của Mỹ.

Ông đảm nhiệm cương vị này cho tới năm 2004 khi nhường lại chiếc ghế quyền lực cho Kenvin Rollins- người từng là chủ tịch à giám đốc tác nghiệp của Dell. Khi đó, Michael Dell vẫn tiếp tục giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị.

Năm ngoái, ông Rollins đã chia sẻ với tạp chí Fortune rằng: “Chúng tôi cùng đưa ra các quyết định, xem xét các chiến lược và điều hành công ty. Công việc hết sức thuận lợi cho đến khi chúng tôi có những bất đồng về hướng đi của công ty.”

Mấu chốt của bất đồng: Ngoài các sản phẩm máy tính, hãng Dell nên đa dạng hóa như thế nào và bao nhiêu? Năm 2007, ông Rollins bị sa thải, Michael Dell lại giữ chức CEO. Kể từ đó, giá cổ phiếu của nhà sản xuất máy tính này đã giảm gần 50%, nhưng ngài Dell ở tuổi 47 hiện vẫn là một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản ước tính lên tới hơn 15 tỷ đôla.

4. Jerry Jang - Yahoo


Yang và David Filo đồng sáng lập Yahoo vào năm 1995- 3 năm trước khi Google khởi động cỗ máy tìm kiếm. Jerry Yang đảm nhiệ ghế CEO vào năm 2007 sau khi cựu giám đốc truyền thông Terry Semel rút lui do không chịu nổi áp lực công việc.

Vào thời điểm này, Google đã vượt Yahoo một chút và nhiệm kỳ của ông Yang khá ngắn- chỉ 1 năm với nhiều khó khăn, thử thách. Đáng chú ý là ông đã khước từ thỏa thuận bán Yahoo cho Microsoft.

Tiếp sau ông, CEO Carol Bartz cũng không mấy thành công và hiện hi vọng của Yahoo đang đặt cả vào tay CEO mới là bà Marissa Mayer- người đã rời khỏi Google trước đó. Ở tuổi 43, Yang rút chân khỏi hội đồng quản trị công ty.

5. Howard Schultz - Starbucks


Ông Schultz không mở ra tiệm cà phê Starbuck vào năm 1971 nhưng chính là người chịu trách nhiệm mở rộng chuỗi cửa hàng trên mọi góc phố và những vùng đất mới.

Ông bước vào nghề năm 1982 và luôn theo đuổi ý tưởng mở rộng công ty khi nhà sáng lập ra nó chỉ muốn làm một nhà rang xay cà phê chứ không phả một ông chủ nhà hàng.

Schultz rời Starbucks, mở một công ty riêng và mua lại chính Starbuck. Năm 2000, ông rút khỏi ghế CEO, nhưng tiếp tục trở lại vào năm 2008. Ở tuổi 59, ông tiếp tục lãnh đạo công ty và mang lại những nguồn lợi nhuận và doanh thu đáng kể

Phong Linh

kyanh

Huffington Post

Trở lên trên