Nhân viên lấy binh pháp Tôn Tử đấu thắng sếp để nhận mức lương tăng gấp 4 lần: "Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng"
Tiêu chuẩn xứng đáng với hai chữ "xuất sắc" để sếp phải "chịu thua" trong cuộc chiến tăng mức lương không bao giờ dễ dàng, nhưng biết áp dụng một chữ "Kỳ" thì chắc chắn có thể đạt được chiến thắng.
- 18-11-2019Bí quyết tiết kiệm tiền giúp bạn mua nhà chỉ trong 10 năm: Đặt các kỳ thanh toán vào đúng ngày nhận lương
- 08-11-2019Phỏng vấn hỏi "Nếu mời bạn đi ăn, họ lại rủ thêm một đám người tới, bạn sẽ phản ứng thế nào?": 2 câu trả lời được ở lại nhưng duy nhất 1 người được trọng dụng ở vị trí cao hơn!
- 06-11-2019Từ câu chuyện sư tử dạy con "Hãy đối đầu với hổ báo nhưng tránh xa lũ chó điên" và bài học: Đừng tốn thời gian dây dưa với những kẻ vô lý!
Trong môi trường công sở, rất nhiều công ty ưu tiên lựa chọn những sinh viên mới ra trường, các ứng viên còn ít kinh nghiệm trong nghề hơn là những người đã có thành tựu lâu năm. Vấn đề nằm ở đây không phải khác biệt về số thu nhập phải chi trả cho họ mỗi tháng, mà người ta thường sợ hãi "lối mòn tư duy" nhiều hơn. Với những người đã có kinh nghiệm, vô hình chung, họ thường sa vào những kỹ năng mình quen thuộc, những phương thức mình vẫn hằng sử dụng mỗi ngày, mỗi tháng và thậm chí là mỗi năm. Từ đó, họ quên mất tầm quan trọng của việc sáng tạo. Đây lại là yếu tố rất dễ tìm thấy ở những người trẻ, năng động, có nhiệt huyết và dám thay đổi không ngừng.
Đó chính là nguyên nhân mà "Thinking out of the box" trở thành yếu tố hàng đầu để lãnh đạo đánh giá một nhân viên có thể đạt được thành tựu xuất sắc, là hạt mầm tốt đẹp cần tập trung bồi dưỡng và tin tưởng giao phó nhiệm vụ trọng yếu hay không. "Thinking out of the box" thường được biết đến như tư duy vượt giới hạn. Nó cực kỳ hữu ích bởi giúp chúng ta giải quyết vấn đề hóc búa theo những phương án khác biệt, không theo lối mòn cố định, nhờ đó tạo ra những hiệu quả tối ưu hơn.
Trong thời đại này, mọi người đều biết đến tầm quan trọng của "Thinking out of the box", nhưng số người đang thực sự làm điều đó lại không hề nhiều. Ví dụ như khi bạn đã quen dùng phần mềm PhotoScape để chỉnh sửa ảnh vừa nhanh gọn, vừa đạt hiệu quả, thì rất khó bằng lòng bỏ thời gian và công sức ra để học cách dùng thêm phần mềm Adobe Photoshop CS, mặc dù nó chuyên nghiệp và có nhiều tính năng tiện ích hơn hẳn. Khi bạn tự hài lòng với giá trị hiện tại của mình thì rất khó sinh ra động lực đủ lớn để thay đổi nhằm hướng tới những giá trị vượt bậc hơn. Đây là một trong những điều đáng sợ nhất của môi trường công sở quá ổn định, nó khiến chúng ta đánh mất tính cạnh tranh, mà thui chột bản năng sắc bén ban đầu.
Một anh chàng sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Giỏi đang bước chân vào xã hội. Sau nhiều lần phỏng vấn tại nhiều doanh nghiệp khác nhau, anh ta nhận ra rằng, dù là tại đơn vị Nhà nước hay tư nhân thì mốc khởi điểm dành cho người mới cũng chẳng hề tốt đẹp như mình từng tưởng tượng. Thế là, khi nhận được thông báo tuyển dụng của một đơn vị kinh doanh có tiềm năng phát triển trong tương lai, anh chàng thanh niên vẫn chấp thuận dù mức lương ban đầu 5 triệu không hề hấp dẫn.
Trong lớp học về nghệ thuật kinh doanh, anh cũng từng được dạy rằng, binh pháp Tôn Tử có câu: "Phàm chiến giả, lấy chính hợp, lấy kỳ thắng." Dịch nghĩa là: Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng. Câu này có thể hiểu như sau, việc đánh giặc khắp thiên hạ đều cần có một đội quân chính quy để đối địch với kẻ thù, muốn giành chiến thắng càng nhanh thì càng cần dựa vào những yếu tố bất ngờ, không ai lường trước được.
Đây cũng là nghệ thuật cần áp dụng vào môi trường làm việc. Điều mà người cầm quân trên chiến trường quan tâm nhất là chiến thắng, còn điều mà một người lãnh đạo điều hành cả công ty quan tâm chính là kết quả công việc. Chúng ta chỉ có thể nhận được những giá trị lớn khi tạo ra những giá trị lớn cho đơn vị đó. Đừng nghĩ rằng: Nếu các anh trả cho tôi 5 triệu thì tôi chỉ tạo ra giá trị tương xứng với 5 triệu đó mà thôi. Hãy đổi ngược lại tư duy của mình thành: Nếu mình tạo ra giá trị tương xứng với 10 triệu thì mới có thể nhận được mức lương 10 triệu của công ty, tạo ra giá trị 20 triệu thì mới có thể nâng cao gấp 4 lần thu nhập ban đầu của mình.
Do đó, cậu thanh niên chủ động nhận những nhiều công việc nhất để tích lũy kinh nghiệm, chủ động xin tham gia các dự án khó nhất để thử thách bản thân, chủ động tăng ca, tích cực nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành trước thời hạn đề ra của các nhiệm vụ cấp trên giao phó. Sau một năm cố gắng không ngừng, anh chàng sinh viên mới non nớt trước kia đã có đủ năng lực để hoàn thành gấp rưỡi chỉ tiêu của mình. Thêm một năm nữa qua đi, anh chủ động làm được gấp đôi chỉ tiêu đề ra. Và đến năm thứ ba cống hiến cho công ty, anh được lãnh đạo đề xuất mức lương gấp 4 lần so với khởi điểm ban đầu vì năng lực làm việc đầy ấn tượng, lúc nào cũng vượt ngoài mong đợi gấp nhiều lần so với mục tiêu thông thường.
Trong cuốn tự truyện "Tại sao tôi rời Goldman Sachs", Smith - một cựu giám đốc của ngân hàng đầu tư đa quốc gia, tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, chứng khoán, quản lý đầu tư, và các dịch vụ tài chính khác với khách hàng chủ yếu là các tổ chức trên thế giới này cũng đã kể rằng: Khi còn là một nhà phân tích thị trường nhỏ nhoi trong tập đoàn, anh ta đã chủ động tự mình nghiên cứu và thống kê các xu hướng của ngành, thu thập thông tin về hiệu suất của các bộ phận khác trong nội bộ công ty để tự đánh giá, điều chỉnh chính mình.
Mặc dù các thống kê chưa chắc đã chính xác và hoàn hảo tuyệt đối 100% nhưng cũng có nhiều cộng sự cao cấp, các VP và thậm chí cả các Giám đốc đã dựa vào kết quả của anh để tham khảo khi xây dựng báo cáo hiệu quả. Nhờ thế, hiệu suất làm việc của cả tập thể được nâng cao thấy rõ, đồng thời cũng giúp anh có được vị thế nổi bật hơn trong mắt mọi người, ban lãnh đạo cũng có ấn tượng tốt hơn trước năng lực của mình.
Đó không chỉ là "Thinking out of the box", làm việc vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân, mà còn là sự kết hợp với "Go the extra mile" (Đi thêm một dặm so với bình thường) khi anh dám chủ động làm nhiều hơn chức trách chính mình. Nhân viên xuất sắc luôn luôn "go the extra mile" để phục vụ khách hàng, hay "go the extra mile để làm việc" trong sở, tức là làm hơn nhiệm vụ đòi hỏi của mình. Nếu mình làm đến mức A là đã đủ để thỏa mãn mọi yêu cầu của công ty rồi, thì thêm the extra mile là mức dư cao hơn mức công ty yêu cầu.
Rõ ràng một điều là, làm thiếu bổn phận là điều không chấp nhận được, làm vừa đủ bổn phận của mình thì chỉ là tạm được mà thôi. Chính những nhân viên biết làm vượt trên cả bổn phận mới được gọi là xuất sắc.