Nhật ký làm việc "địa ngục" của nữ nhân viên công sở hé lộ lối sống tự hủy nhiều người đang mắc phải, cái giá phải trả thật khủng khiếp!
Lịch trình làm việc và nghỉ ngơi chẳng khác gì địa ngục, công việc quá tải, áp lực lớn cùng với bạo lực ngôn ngữ từ cấp trên, việc ăn ngủ không đúng giờ giấc, cô gái này đang mắc kẹt trong vũng lầy của cuộc sống mà chẳng thể tự giải thoát cho bản thân.
- 28-12-2021Cổ nhân dạy "một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn": Lỗi nhiều người dễ mắc phải
- 28-12-20217 cách cực nhanh thanh lọc không khí, không chỉ sống thọ hơn hẳn, mà còn đem tới cả tài lộc gia chủ
- 28-12-2021Vị sư phụ đứng sau chế độ bảo hành của loạt thương hiệu luxury tại Sài Gòn, đến bà Giám đốc đi đôi giày Dior trăm triệu cũng chấp nhận ngồi vỉa hè để chờ
1.
Cách đây không lâu, một nữ nhân viên văn phòng người Nhật đã ghi lại một ngày làm việc của mình. Lịch trình làm việc dày đặc và đầy áp lực khiến rất nhiều cư dân mạng bàng hoàng đau xót.
Mỗi ngày, cô gái đi ngủ lúc 4 giờ rưỡi sáng nhưng đến 6 giờ rưỡi đã phải thức dậy để bắt đầu ngày tiếp theo, cứ như thế 7 ngày một tuần. Thói quen làm việc "467" thật sự rất ngột ngạt. Với cường độ làm việc như thế này, việc cơ thể sụp đổ bất kỳ lúc nào cũng chẳng có gì lạ.
Đây đã là lần thứ 10 trong tháng cô gái phải bắt taxi về nhà lúc 2 giờ rưỡi sáng vì không kịp lên chuyến tàu cuối cùng. Sau khi xuống xe, trên tay cô cầm lon bia uống dở, một mình đi bộ băng qua con hẻm tối về nhà. 2 giờ 45 phút đêm, vừa mở cửa, cô ấy đã gục xuống sàn vì quá mệt.
Tháng trước, khi cô ấy nói mình đã tăng ca tận 130 giờ, đồng nghiệp còn hỏi cô gái "Sao ít thế?". Tất cả bọn họ đều ra về muộn hơn cô ấy. Có nhiều người thắc mắc, những nhân viên văn phòng này rốt cuộc đi ngủ vào lúc mấy giờ?
3 giờ sáng, cô gái bỏ phần ăn đã chuẩn bị sẵn vào lò vi sóng để hâm nóng rồi bật máy tính và tiếp tục làm nốt phần việc còn đang dang dở.
Cơ thể mỗi ngày đều đối mặt với căng thẳng cao độ, tinh thần đối diện với việc bị mắng mỏ, công kích, cô gái chỉ có thể dựa vào rượu để chống đỡ. Tất bật với công việc gần một tiếng đồng hồ, cô gái mới nhận ra mình còn chưa ăn tối. Đồ ăn đã nguội hết nhưng vì quá đói, cô ăn hết một lần 2 bát cơm lớn.
4 giờ sáng, cô gái vừa ăn vặt, vừa gõ nốt báo cáo ngày mai trong trạng thái căng thẳng cực độ.
4 giờ 30 phút sáng, dưới sự "tiếp sức" từ chai rượu cùng tất cả sự mệt mỏi cực độ, cô gái cuối cùng cũng lên giường đi ngủ. Thế nhưng chỉ đến 6 giờ rưỡi sáng, cô gái đã phải thức dậy đi làm. Mỗi ngày cô gái ngủ chỉ được vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ.
Dùng tốc độ nhanh nhất để rửa mặt, buộc tóc rồi thay quần áo và trang điểm, cô ấy chọn một bữa sáng đơn giản rồi chuẩn bị đi làm. Sau khi mặc áo khoác, chắc chắn đã mang túi xách, máy tính cùng trứng và cà phê để ăn trưa, cô gái vội vã ra khỏi nhà đi làm.
Khoảng 7 giờ 30 phút sáng, cô đến công ty. Nếu không đi làm sớm hơn sếp 30 phút thì sẽ gặp chuyện chẳng hay ho gì. Cô làm việc hết buổi sáng qua đến trưa, thi thoảng không tránh khỏi những lời khiển trách từ cấp trên.
Ra ngoài gặp mặt khách hàng xong cũng đã 2 giờ chiều, cô gái chỉ đủ thời gian mua một chai nước rau rừng ở cửa hàng tiện lợi để lấp cơn đói. Đến 3 giờ, cô đi ngang qua công viên, ngồi xuống nghỉ ngơi rồi ngủ quên lúc nào không biết.
Chợp mắt được 15 phút, cô gái nhanh chóng quay lại công ty tiếp tục làm việc. Vì thương lượng với khách hàng không thành công, cô phải chịu khiển trách của cấp trên, khóc mất một lúc lâu.
Khoảng 1 giờ rưỡi đêm, cô gái mới về đến nhà nhưng vừa mới kịp bước vào cửa đã nghe điện thoại của sếp, tiếp tục nghe những lời phê bình.
1 giờ 45 phút, cô tự làm món cơm trứng chiên rồi vừa ăn vừa khóc. 3 giờ 30 phút, sau khi tăng ca xong, cô mệt đến mức nằm dài trên bàn không thể nhúc nhích.
Đến 3 giờ 45 phút, sau khi nốc vài viên thuốc, cô mới lên giường đi ngủ. Điều chào đón cô sau đó chính là hiện thực tàn khốc và phũ phàng rằng, giấc ngủ này cũng chỉ kéo dài được 2 tiếng.
Lịch trình làm việc và nghỉ ngơi chẳng khác gì địa ngục, công việc quá tải, áp lực lớn cùng với bạo lực ngôn ngữ từ cấp trên, việc ăn ngủ không đúng giờ giấc, cô gái này đang mắc kẹt trong vũng lầy của cuộc sống mà chẳng thể tự giải thoát cho bản thân.
2.
Vài tháng trước, một nhân viên 36 tuổi của một hãng xe lớn đã đột ngột qua đời trong phòng trọ. Theo như ghi chú điện thoại, chỉ trong 1 tháng, anh ấy có tận 26 ngày làm việc trên 12 tiếng với tổng thời gian lên đến 280 giờ làm.
Trước khi qua đời, anh ấy đã trực 7 ca đêm liên tục và ngày hôm đó, anh ấy đã xin về nhà sớm vào lúc nửa đêm. 19 giờ sau, tim anh ấy đã ngừng đập. Khi được tìm thấy, miệng anh ấy dính đầy chất nôn màu nâu đậm, mí mắt nhợt nhạt. Sau khi sự việc xảy ra, đại diện nhà máy cho biết họ chẳng liên quan gì nếu có người chết.
Thật khủng khiếp khi họ xem nhân viên của mình chỉ là một cỗ máy làm việc ngày đêm. Và khi máy móc bị hỏng, tuổi thọ cạn kiệt, những cỗ máy đó sẽ bị bỏ rơi, chẳng ai quan tâm hay để ý. Điều này cũng cho thấy rằng tác hại của việc thức khuya, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng đối với con người là không thể lường trước và có đôi khi là không thể cứu vãn được.
Một blogger đã đưa ra một ví dụ thực tế về những gì đã xảy ra với bạn của mình là một người lạc quan, luôn tràn đầy năng lượng, hài hước. Cậu ấy là kiểu đàn ông trung niên khí phách và mạnh mẽ điển hình.
Tuy nhiên hai năm trước, vào năm 48 tuổi, anh ấy đột ngột bị đau đầu, một bên mũi xuất hiện chiếc mụn ở trong. Khi đến bệnh viện khám, hóa ra anh ấy mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp đã vào giai đoạn cuối và chỉ có khả năng sống được 1-2 năm.
Trước khi bị bệnh, anh ấy là một vận động viên có thể lực rất tốt. Sáng nào cũng dậy sớm để chạy bộ, còn leo núi và chơi bóng. Nhưng anh ta lại có một thói quen chết người, đó là chỉ ngủ lúc 3-5 giờ sáng trong suốt 20 năm.
Anh có công ty riêng và hẳn nhiên là có rất nhiều áp lực. Thời gian riêng cho bản thân chỉ có lúc nửa đêm nên việc thức khuya cũng trở thành thói quen. Bác sĩ nói việc thức đêm cộng thêm tinh thần căng thẳng khiến hệ miễn dịch của anh ấy bị suy yếu và dẫn đến bệnh tật.
Anh ấy không chấp nhận được sự thật, bất chấp làm phẫu thuật cắt đi một nửa khuôn mặt. Vào năm 50 tuổi, bác sĩ nói nếu muốn tiếp tục sống, anh phải làm phẫu thuật lần nữa nhưng rủi ro rất cao và cũng rất đau đớn. Vì ước mong được sống mãnh liệt, anh ấy đã bán cả gia tài để làm phẫu thuật.
Khi vào thăm bạn mình, blogger không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ dạng của người bạn. Một bên mắt của anh bị cắt bỏ, bên còn lại ngập trong nước mắt nói: "Còn được sống đã là rất tốt rồi!". Chỉ cần được sống thì anh ấy chẳng mong gì hơn.
Sự thật là không có công việc nào xứng đáng để một người hy sinh tất cả sức khỏe của bản thân. Đánh đổi cuộc sống vì tiền là điều ngu ngốc nhất trên thế giới này. Khi tám tiếng làm việc bỗng nhiên trở thành thứ xa xỉ, cuộc sống của một người bị vùi lấp trong guồng công việc liên miên bất tận, thế giới này sẽ trở nên đáng sợ ra sao?
3.
Đã đến lúc chúng ta suy nghĩ về bốn chiều của cuộc đời mình. Bốn chiều của cuộc sống là một mô hình đánh giá đề cập đến: chiều cao, chiều sâu, chiều rộng và nhiệt độ.
- Chiều cao ở đây có nghĩa là địa vị, quyền lực và tầm ảnh hưởng mà một người có thể đạt được trong xã hội.
- Độ sâu là khả năng phát triển và mức độ xuất sắc của một người về tư duy, trí tuệ, nghệ thuật và thể chất.
- Chiều rộng nói về những mối quan hệ trong xã hội và việc một người có thể làm tốt bao nhiêu vai trò khác nhau sao cho cân đối nhất.
- Nhiệt độ có nghĩa là tình yêu và niềm đam mê của một người đối với cuộc sống, ở mức độ nào một người có thể sống với bản sắc thật sự của mình.
Có nhiều người có một cuộc sống bề ngoài thành công, xuất sắc nhưng sâu thẳm trong nội tâm họ lại không thật sự hạnh phúc, lạnh lẽo và chán chường. Trong bốn mặt của cuộc sống, chiều cao và chiều sâu là những biểu hiện bên ngoài, còn chiều rộng và nhiệt độ lại là điều nằm bên trong.
Nếu bạn không nhận ra những điều quan trọng ở bên trong, bạn dùng những thước đo bên ngoài để đánh giá cuộc đời mình, đồng thời đạt được cái gọi là thành công bằng cách hy sinh những mặt khác. Đó chỉ có thể gọi là sự thành công giả tạo, cuộc sống thê thảm không bằng chết.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật & Bạn đọc