Nhiều bang Mỹ đối đầu liều lĩnh với dịch Covid-19
Cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 đang lan rộng khắp các vùng rộng lớn ở Nam Mỹ và Trung Tây nước Mỹ khi các bang gồm Arizona và Florida ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến trong tuần qua.
- 20-06-2020Ông chủ chuỗi canh cá cay Trung Quốc vẫn kiếm ‘bộn tiền’ dù phải đóng cửa một số nhà hàng vì Covid-19
- 20-06-2020Phân tích nước thải thấy Covid-19 xuất hiện ở Italy từ tháng 12/2019
- 19-06-2020Cả thế giới đang mở cửa trở lại bất chấp việc các ca lây nhiễm Covid-19 tăng vọt
- 10-06-2020WHO đính chính thông tin về các ca Covid-19 không triệu chứng
Nhiều bang trong số này đi đầu trong việc mở cửa lại nền kinh tế và các lãnh đạo địa phương tuyên bố sẽ không đóng cửa lần nữa. Các nhà phân tích thuộc công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ) nhận định: "Tại một số bang, các nhà lãnh đạo cảm thấy áp lực chính trị buộc phải mở cửa trở lại và một khi đã bắt đầu điều này, họ không sẵn sàng giảm hoặc đảo ngược quá trình mở cửa trở lại, trừ khi các bệnh viện bị quá tải".
Một phụ nữ chờ kiểm tra sức khỏe trước khi vào Bệnh viện Jackson Memorial ở Miami – Mỹ hôm 18-6. Ảnh: Reuters
Mỹ hiện có gần 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 trường hợp tử vong, đứng đầu thế giới về tổng ca nhiễm và tử vong do dịch Covid-19.
Khoảng 20 trong số 50 bang của Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới mỗi ngày, theo số liệu của Trường ĐH Johns Hopkins. Riêng 4 bang, Arizona, Florida, California và Nevada ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục trong một ngày hôm 19-6.
Bất chấp nguy cơ dịch Covid-19 tái bùng phát, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh hôm 17-6 sẽ không đóng cửa các doanh nghiệp một lần nữa.
Bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai thế giới do dịch Covid-19 chỉ sau Mỹ, Brazil hôm 19-6 ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm sau một ngày tăng kỷ lục gần 55.000 ca nhiễm mới.
Người dân Brazil đi lại trên đường phố hôm 19-6, một số người không đeo khẩu trang. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, số ca nhiễm thực tế có thể còn cao hơn nhiều do thiếu xét nghiệm rộng rãi. Trong khi đó, Tổng thống Jair Bolsonaro bị chỉ trích rộng rãi vì cách xử lý cuộc khủng hoảng dịch Covid-19. Nước này vẫn chưa có bộ trưởng y tế mới kể từ tháng 4 sau khi hai bộ trưởng từ chức vì bất đồng với tổng thống.
Các chuyên gia y tế cảnh báo việc nới lỏng các hạn chế quá sớm có nguy cơ làm tăng nguy cơ lây nhiễm và gây nhiều ca tử vong.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đã bước vào một giai đoạn mới và nguy hiểm khi các trường hợp nhiễm Covid-19 mới hàng ngày đạt mức cao kỷ lục.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một cuộc họp báo từ trụ sở ở Geneva – Thụy Sĩ số trường hợp nhiễm mới được báo cáo hôm 18-6 là cao nhất trong một ngày được ghi nhận cho đến nay với 150.000 ca. Gần ½ tổng số trường hợp nhiễm được báo cáo từ châu Mỹ trong khi nhiều ca nhiễm được ghi nhận ở Nam Á và Trung Đông.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Theo số liệu của Trường ĐH Johns Hopkins, số ca nhiễm trên toàn cầu vượt hơn 8,5 triệu và số ca tử vong do dịch Covid-19 ít nhất là 454.359. WHO cho hay các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực phát triển một loại vắc-xin phòng dịch Covid-19. Có ít nhất 141 loại vắc-xin đang được phát triển và ít nhất 13 loại đã được thử nghiệm lâm sàng.
Ông Tedros cho biết việc tìm ra một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả sẽ là một hành trình rất khó khăn khi các nhà khoa học chưa từng phát triển thành công một loại vắc-xin cho chủng virus corona.
Người Lao Động