Nhiều doanh nghiệp Đức tại Việt Nam muốn tuyển thêm lao động
Ngoài những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, chính sách kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng mạnh và sự thiếu hụt lao động lành nghề là 3 rủi ro kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
- 10-11-2021Những khó khăn khiến doanh nghiệp năng lượng tái tạo Việt Nam bất lợi khi cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại trên chính "sân nhà"
- 10-11-2021VNDIRECT: Quy mô giải ngân của các gói hỗ trợ của Việt Nam chỉ 2,85% GDP, trong khi Nhật Bản 56,1%, Mỹ 26,5%, Trung Quốc 4,7%...
- 10-11-2021Một chỉ số kinh tế mà Việt Nam chỉ đứng sau Philippines, và cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan...
Kết quả khảo sát niềm tin doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK WORLD BUSINESS OUTLOOK - Mùa thu 2021) do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam vừa công bố cho thấy doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tin tưởng vào sự phục hồi/phát triển của doanh nghiệp nhưng cẩn trọng hơn khi kỳ vọng về sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo kết quả nói trên, chỉ số lạc quan của doanh nghiệp Đức về sự phục hồi của nền kinh tế có phần giảm sút so với thời điểm đầu năm 2021. Chỉ có 33% doanh nghiệp Đức tham dự khảo sát tin tưởng vào sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới.
Dù vậy, doanh nghiệp Đức tỏ ra tự tin vào khả năng phục hồi của doanh nghiệp mình tại Việt Nam trong 12 tháng tới. Họ kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ hơn nữa của các hoạt động kinh doanh và đầu tư trong những tháng sắp tới, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng chậm lại do đại dịch Covid-19.
(Nguồn: Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam)
55% doanh nghiệp Đức kỳ vọng vào sự phát triển tích cực của doanh nghiệp mình trong năm 2022. 83% trong số họ sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà xưởng hoặc mở rộng sản xuất trong 12 tháng tới. 33% doanh nghiệp dự định tuyển thêm lao động để phục vụ việc sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.
Kết quả cũng chỉ ra rằng những thách thức và khó khăn do tình trạng đại dịch Covid-19 kéo dài đã kìm hãm đà phát triển của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Việc hạn chế đi lại và những vấn đề về chuỗi cung ứng và logistics đã gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, khiến rất nhiều dự định đầu tư, tái đầu tư hay mở rộng kinh doanh phải tạm dừng hay trì hoãn.
Những thách thức khác mà doanh nghiệp phải đối mặt là đơn hàng bị hủy hoặc nhu cầu của khách hàng giảm mạnh.
Ngoài những khó khăn do đại dịch mang lại, chính sách kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng mạnh và sự thiếu hụt lao động lành nghề là 3 rủi ro kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Người lao động