Nhiều gia đình đang dùng tủ lạnh sai, không khác nào đang 'nuôi' vi khuẩn
Dù là nước uống, thịt sống, rau củ quả, hay thậm chí đồ ăn thừa... cũng được cho hết vào tủ lạnh. Chính thói quen này có thể biến tủ lạnh thành 'ổ vi khuẩn'.
- 06-08-2023Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này chứng tỏ sở hữu "thể chất trường thọ"
- 06-08-2023Loại củ màu tím trị bách bệnh, giúp người dân Nhật sống trường thọ: Ở Việt Nam bán đầy rẫy ngoài chợ, rẻ hều!
- 05-08-2023Tại sao không nên tắm ngay trước khi ngủ?
- 05-08-20235 bài tập giúp kéo dài tuổi thọ cho nam giới tuổi 50
- 05-08-20233 loại gia vị dùng quá nhiều hại gan hơn rượu, âm thầm "ăn mòn" gan, ăn càng ít càng tốt
Tủ lạnh là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vai trò của nó là làm giảm nhiệt độ của thực phẩm, trì hoãn sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, giúp thực phẩm luôn tươi ngon. Do đó, không quá lời khi ví tủ lạnh chính là "bảo bối" của xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, nhiều gia đình đang lạm dụng tác dụng của tủ lạnh. Dù là nước uống, thịt sống, rau củ quả, hay thậm chí đồ ăn thừa... cũng được cho hết vào tủ lạnh. Chính thói quen này có thể biến tủ lạnh thành "ổ vi khuẩn".
Những vi khuẩn có thể tồn tại trong tủ lạnh nhà bạn
Nhiệt độ trong ngăn mát của tủ lạnh thường là là 0-5°C, trong khi nhiệt độ trong ngăn đông là khoảng -20°C... Tuy nhiên tủ lạnh không hề vô khuẩn như bạn nghĩ, ngay cả trong nhiệt độ thấp như vậy, một số loại vi khuẩn đáng sợ vẫn có thể tồn tại.
Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ... chủ yếu các vi khuẩn này là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus...
Một số vi khuẩn phổ biến nhất trong tủ lạnh bao gồm:
1. Listeria
Listeria có khả năng tồn tại trong môi trường nhiệt độ thấp, thậm chí là tồn tại khoảng một năm trong tủ đông ở -20°C. Chúng thường thích ẩn náu trong thịt và sữa, gây ra các triệu chứng tiêu chảy, trường hợp nặng còn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm màng não...
2. Shigella
Shigella thường xuất hiện trên rau củ quả, có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt...
3. Salmonella
Salmonella là vi khuẩn phát triển và sinh sôi trên trứng và thịt. Loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Trường hợp nặng còn có thể gây sốt thương hàn, nhiễm trùng huyết...
4. Yersinia
Yersinia thường có mặt trong thịt lợn sống, người bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gặp tình trạng viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, nhiễm trùng huyết...
Những sai lầm khi sử dụng tủ lạnh
1. Để chung thực phẩm sống và thực phẩm chín
Việc để chung thực phẩm sống và chín cạnh nhau có thể gây lây truyền chéo vi khuẩn. Do đó, thực phẩm nên được bảo quản độc lập để tránh ám mùi và lan truyền vi khuẩn.
2. Không lưu ý thời hạn bảo quản thực phẩm
Việc sử dụng thực phẩm thời hạn quá lâu có thể gây biến chất, khiến thực phẩm không còn thơm ngon, mất dinh dưỡng, thậm chí còn sinh sôi vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Thời gian bảo quản ngăn mát của thịt bò, thịt lợn và thủy sản là 1-2 ngày, thời gian cấp đông chúng là 3-6 tháng.
- Thời gian bảo quản ngăn mát của thịt gà và thịt vịt là 2-3 ngày và thời gian cấp đông là 6-12 tháng.
- Thời gian bảo quản ngăn mát của thịt đã nấu chín là 3-4 ngày, thời gian cấp đông là 1-3 tháng.
- Thời gian bảo quản ngăn mát của trứng sống là 30-60 ngày, thời gian bảo quản lạnh của trứng luộc là 6-7 ngày.
- Đối với sữa, sữa chua và các thực phẩm đóng gói khác, hãy chú ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng của chúng.
- Thời gian bảo quản rau xanh trong tủ lạnh là khoảng 3 ngày.
- Các loại củ quả như cà tím, khoai tây... có thể được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 2 tuần.
- Trái cây trong tủ lạnh không được quá 1 tuần.
- Mắm nêm nên để tủ lạnh không quá 3 tháng.
- Thức ăn thừa để trong tủ lạnh hơn 2 ngày thì tốt nhất không nên ăn.
Ngoài ra, các gia đình không nên đợi thực phẩm nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh, vì trong quá trình để nguội, vi khuẩn đã phát triển trong thực phẩm. Thay vào đó, nên cho vào tủ lạnh khi còn nóng.
3. Đừng quên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Sau một thời gian dài sử dụng, các nguyên liệu và thực phẩm trong tủ lạnh sẽ sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn. Nó gây mùi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Do đó, việc quên vệ sinh tủ lạnh là rất nguy hiểm.
Theo Tiến sĩ Li Jun từ Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trường Hải Thượng Hải (Trung Quốc) mỗi tháng các gia đình nên vệ sinh tủ lạnh một lần, đặc biệt chú ý đến các đường gioăng cao su trong tủ lạnh để đảm bảo sự sạch sẽ của tủ.
4. Bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh
Việc bảo quản những quả trứng đã bị vỡ trong tủ lạnh là vô cùng nguy hiểm. Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc Salmonella. Nếu vỏ trứng bị vỡ, số vi khuẩn này có thể xâm nhập vào trong trứng, vì thế việc nên làm là tiêu thụ càng sớm càng tốt.
Nếu bạn cho số trứng này vào tủ lạnh thì có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, đe dọa sức khỏe.
Phụ nữ Việt Nam