MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn Baidu đi xuống ai cũng nghĩ họ chỉ là hổ giấy, nhưng"Google Trung Quốc" đang nuôi mộng bá vương với hướng đi rất bài bản

20-03-2017 - 09:41 AM | Tài chính quốc tế

Gã khổng lồ Trung Quốc có hơn 1.300 nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ học sâu.

Ngày 6/12/2016, Baidu tổ chức chiến dịch quy mô lớn khi thuê các dịch giả chuyển ngữ hàng triệu tài liệu như quảng cáo, thư từ, sách hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài sang chữ Trung Quốc với mức thù lao hậu hĩnh. Đổi lại, công ty có nguồn dữ liệu khổng lồ chất lượng phục vụ cho máy dịch thuật của mình.


Baidu tự xây dựng cơ sở dữ liệu bằng cách thuê các dịch giả chuyển ngữ nhiều loại tài liệu.

Baidu tự xây dựng cơ sở dữ liệu bằng cách thuê các dịch giả chuyển ngữ nhiều loại tài liệu.

Trung Quốc vốn được biết đến như “công xưởng thế giới” với vô số các mặt hàng lớn nhỏ, từ xa xỉ cho tới bình dân. Nhưng đất nước này đang hiểu dần ra rằng, nếu muốn phát triển trí thông minh nhân tạo thì kiểu làm ăn như trước không mang lại hiệu quả, chứ chưa nói đến việc họ phải đương đầu với các đối thủ như Alphabet, Facebook, IBM hay Microsoft.

Vào tháng 2, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia nước này đã chọn Baidu, vốn được mệnh danh là Google của Trung Quốc, trở thành người đứng đầu về lĩnh vực AI. Điều này cho thấy, Bắc Kinh đã xác nhận vị trí độc tôn của công ty ở mạng trí thông minh nhân tạo.

Theo CEO Robin Li, Baidu đã sử dụng hơn 2,9 tỷ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển suốt 2 năm rưỡi qua, phần lớn tập trung vào AI. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia không phải động lực duy nhất mà bởi doanh thu của Baidu đã giảm khoảng 6% vào năm ngoái, từ mức tăng trung bình 30% trong ba năm trước đó.


Baidu đang chuyển hướng để tránh nguy cơ sụp đổ.

Baidu đang chuyển hướng để tránh nguy cơ sụp đổ.

Mảng quảng cáo tìm kiếm vốn đóng vai trò quan trọng giúp công ty đạt doanh thu 70,5 tỷ nhân dân tệ trong năm tài khóa kết thúc vào 31/12. Nhưng hiện nay, Baidu đang chịu sự canh tranh khốc liệt từ các đối thủ, đặc biệt Alibaba đã vượt hãng để trở thành nhà lãnh đạo trên thị trường quảng cáo trực tuyến Trung Quốc. Vì thế, Baidu hy vọng AI có thể giúp giành lại thị phần mảng tìm kiếm và đảm bảo thành công cho các dự án mới.

Trong suốt 17 năm hình thành và phát triển, công ty đã nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm nhưng kết quả hiện đang cho thấy dấu hiệu thụt lùi. Trang mua hàng theo nhóm Nuomi đã giảm 59% lưu lượng truy cập trong 12 tháng qua, tính đến hết tháng 2/2017. Dịch vụ chuyển đồ ăn Waimai bị tụt xuống vị trí thứ 3. Đây là số liệu do Natalie Wu, một nhà phân tích của China International Capital Corp đưa ra.

Còn theo chuyên gia Ella Ji của China Renaissance Securities (Hong Kong), dịch vụ truyền hình và video Internet iQiyi.com dùng đang được nhiều người sử dụng nhưng cũng ngốn khoản ngân sách 12 tỷ nhân dân tệ để duy trì kho nội dung trong năm nay.

Những con số thiếu ấn tượng như vậy khiến việc thúc đẩy mảng AI của Baidu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Thời đại Internet di động đã hết. Chúng tôi sẽ tích cực đầu tư vào AI và tôi nghĩ điều đó sẽ đem lại lợi ích cho rất nhiều người và biến đổi nhiều ngành công nghiệp”, Robin Li trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 10/3.


Qui Lu, cánh tay mặt của CEO Microsoft Satya Nadella đã về đầu quân cho Baidu.

Qui Lu, cánh tay mặt của CEO Microsoft Satya Nadella đã về đầu quân cho Baidu.

Hồi tháng Giêng, Baidu đã bổ nhiệm Qui Lu làm Chủ tịch và COO của công ty chịu trách nhiệm vận hành mảng công cụ tìm kiếm, dịch vụ Internet, bán hàng và phát triển công nghệ, trong đó có AI. Được biết, đây từng là “cánh tay mặt” của CEO Microsoft Satya Nadella. Ông mang trọng trách thay đổi bộ mặt về học sâu, tăng cường thực tế ảo và nhận diện hình ảnh. Qui Lu có dịp hợp tác cùng nhà khoa học Andrew Ng, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Stanford từng tham gia nhóm nghiên cứu học sâu của Alphabet trước khi về đầu quân cho Baidu năm 2014.

Dưới thời Andrew Y. Ng, đội ngũ AI của công ty, vốn nằm rải rác tại các phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thượng Hải và Sunnyvale (Calif) đã tăng lên 1.300 nhân sự, đồng thời dự kiến còn tuyển thêm vào trăm người nữa trong năm nay. “Rất nhiều những phát minh được tạo ra tại Trung Quốc và Mỹ. Với việc bố trí người tại cả hai quốc gia, chúng tôi có thể nắm bắt được những xu hướng mới nhất”, Y. Ng phát biểu.

Tháng 5/2014, Trung tâm nghiên cứu Sunnyvale mở cửa, Y.Ng và cộng sự Adam Coates ngồi lại để xác định dự án đầu tiên. Sau khi đưa ra danh sách tiềm năng, cũng như xem xét những thách thức gặp phải, họ quyết định chọn nền tảng nhận diện giọng nói làm hướng đi chính.

Giữa năm 2015, nhóm 50 người đưa ra sản phẩm Deep Speech, có thể giải mã linh hoạt dữ liệu ngôn ngữ tiếng Anh. Thay vì chọn nhận diện từng cụm từ, phần mềm phân tích nguồn dữ liệu ngôn ngữ đồ sộ rồi suy luận theo ngữ cảnh của văn bản. Đây được biết đến như quá trình học sâu của máy móc. Theo Y.Ng, hệ thống còn phiên âm chính xác ngôn ngữ hơn so với máy truyền thống vốn dựa vào từ vựng và từ điển phát âm. Thay vào đó, chương trình của ông xét đến ngữ cảnh để xác định ý nghĩa.


Deep Speech ra mắt với công nghệ mới.

Deep Speech ra mắt với công nghệ mới.

Tuy nhiên, một số từ và tên riêng, như Tchaikovsky có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụ khác nhau. Vì thế, thay vì thêm chúng vào danh sách từ vựng, Baidu dạy cho phần mềm hiểu rõ bản chất của những từ này để có thể sử dụng linh hoạt trong từng ngữ cảnh khác nhau.

Shiqi Zhao, Giám đốc phụ trách bộ phận ngôn ngữ Baidu nhớ lại, thời còn là sinh viên khoa học máy tính tại Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, ông chỉ có dữ liệu 2 triệu từ Anh – Trung làm cơ sở cho chương trình dịch thuật, trong khi Baidu có khoảng 100 triệu từ. Thế nhưng, đó chẳng là gì so với nguồn tài nguyên 500 triệu từ của Alphabet năm 2016.

Để giúp thu hẹp khoảng cách, Baidu sử dụng chiến lược lâu dài khi huy động nguồn lực từ xã hội để giải quyết vấn đề. Họ đưa ra nhiều chiến dịch như hồi tháng 12 năm ngoái rồi dùng tài liệu thu được dạy máy tính khả năng tư duy.

Phần mềm do nhóm Sunnyvale đã ra bản thương mại vào tháng 7/2016 với tên gọi TalkType cho phép chuyển ngữ linh hoạt giữa chữ và giọng nói. Công nghệ được tích hợp vào nhiều sản phẩm khác, bao gồm trợ lý ảo DuMi và DuEr.


Baidu đang đánh cược vào AI.

Baidu đang đánh cược vào AI.

Việc áp dụng công nghệ học sâu vào Deep Speech góp phần “tiếp lửa” cho các sản phẩm thông minh khác. Ví dụ như robot điều khiển bằng giọng nói Little Fish trình diễn tại CES hồi tháng Giêng.

Chưa hết, công ty sở hữu nguồn dữ liệu khách hàng thuộc vào hàng lớn nhất tại Trung Quốc. Về lý thuyết, đó là cơ sở để Baidu xây dựng các sản phẩm và dịch vụ sử dụng AI hiệu quả. Nhờ Nuomi và Waimai, công ty biết các gia đình Trung Quốc đang mua và ăn gì, trong khi Ctrip.com lại tiết lộ về thông tin du lịch.

Mỗi tháng, có tới 665 triệu người dùng smartphone truy cập các cổng thông tin và ứng dụng của Baidu và khoảng 341 triệu người tra cứu địa điểm từ bản đồ Baidu Maps. “Thật sai lầm nếu nghĩ AI như một sản phẩm. Nó là chất xúc tác để củng cố và tăng khả năng của sản phẩm”, nhà phân tích Chi Tsang của HSBC Holdings chia sẻ.

Các tiến bộ về AI có thể không góp phần mang về nhiều lợi nhuận cho Baidu. Nhưng những kiến thức về lĩnh vực này cho phép công ty thống trị những lĩnh vực mới như điện toán đám mây và xe tự lái. “Trong ba đến năm năm tới, những lĩnh vực này sẽ trở thành mảnh đất tiềm năng của Baidu. Giờ là thời gian để đầu tư”, Chủ tịch Zhang Ya-Quin chia sẻ khi nhắc đến giá trị vốn hóa thị trường 60,2 tỷ USD của công ty.

Theo Le Min Kop

Trí thức trẻ

Trở lên trên