MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn cách dạy con của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang để hiểu sự khác biệt trong tư duy giữa người giàu và người nghèo

21-05-2021 - 22:21 PM | Sống

Nhìn cách dạy con của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang để hiểu sự khác biệt trong tư duy giữa người giàu và người nghèo

Từ vài năm gần đây, các thế hệ F1 của các doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam đang chuẩn bị cho cuộc chuyển giao kinh doanh.

Masan và bài toán chuyển giao quyền lực

Trong một bài phỏng vấn gần đây trên báo Đầu tư, khi được hỏi về việc liệu ông có đưa con cái tiếp quản sự nghiệp của mình hay không, ông Quang cho rằng:

"Con cái là chuyện khác, nếu đặt vấn đề tiếp quản sự nghiệp của mình, các cháu không nhất thiết và cũng chưa chắc đấy là con đường để các cháu thành công. Tôi quan niệm, mỗi con người sẽ đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình, tìm ra thành công của mình.

Vậy câu chuyện Masan là câu chuyện của những người tin, muốn và có thể thực hiện, chứ không phải là câu chuyện của cá nhân tôi. Khi vẫn đang kinh doanh thì đó là niềm tin của những anh em đang góp sức cho Masan, thế còn thế hệ trẻ sẽ tìm ra con đường, phải tự tìm ra con đường của mình".

Theo ông trong việc đào tạo con cái, phải cho con một lối sống tốt, một nền tảng trí thức - rèn luyện trí tuệ, và quan trọng là tính độc lập.

"Nói tính độc lập thì dễ lắm, làm thì khó. Những hãy để các cháu làm, tôi tin rồi sẽ làm được, mình làm được thì thế hệ sau sẽ làm được. Mình không nên cưỡng bức thế hệ sau theo con đường định sẵn, mà hãy để thế hệ sau tự chọn", tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh.

Là gương mặt tiêu biểu của "thế hệ vàng" du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980-1990, Nguyễn Đăng Quang cùng với những người bạn cùng thời như Phạm Nhật Vượng, vợ chồng Nguyễn Thị Phương Thảo - Nguyễn Thanh Hùng, hay Hồ Hùng Anh... đều trở thành những tỷ phú giàu nhất Việt Nam sau này.

Sau 10 năm du học, ông Quang tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus và trở về nước nước công tác tại Viện khoa học Việt Nam một thời gian. Nhưng rồi không lâu sau đó, ông trở lại Nga để kinh doanh mì gói.

Sau 25 năm hình thành và phát triển, đế chế mà ông Quang gầy dựng đã trở thành Tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Theo một thống kê từng được Kantar Worldpanel thực hiện, 98% hộ gia đình trong nước sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan từ thịt, nước mắm, tương ớt hay mì gói.

Số liệu Forbes cho biết hiện kinh tế tư nhân đã đóng góp hơn 40% GDP Việt Nam. Trong đó doanh nghiệp tư nhân và đại biểu là doanh nghiệp gia đình có xu hướng vượt trội hơn các loại hình doanh nghiệp khác về doanh số, lợi nhuận và các chỉ số tăng trưởng khác. Thống kê cho thấy 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp 25% GDP của cả nước.

 Nhìn cách dạy con của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang để hiểu sự khác biệt trong tư duy giữa người giàu và người nghèo - Ảnh 1.

Tư duy dạy con của tỷ phú top đầu Việt Nam

Quan điểm dạy con của ông Nguyễn Đăng Quang khá tương đồng với các doanh nhân khác tại Việt Nam ví dụ như tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Không ép con làm việc của mình, rèn cho con tính độc lập.

Vì sao tính độc lập quan trọng đến vậy? Các nhà lãnh đạo lớn đều có xu hướng độc lập về suy nghĩ. Họ rất rõ ràng về các giá trị, mục tiêu của họ và các nhiệm vụ cá nhân của họ. Họ rất rõ họ ủng hộ cái gì và tin vào cái gì. Họ không chệch hướng khỏi các giá trị vì bất kì lý do gì, đặc biệt là các giá trị cốt lõi về trách nhiệm và tính toàn vẹn.

Những doanh nhân lớn trên thế giới từ Warren Buffett hay Bill Gates có một sự quan tâm hợp lý về cảm xúc và ý kiến của những người khác, nhưng họ không quan tâm quá, cũng không lơ đãng quá với những việc thể hiện sự không tán đồng hay không ưng thuận. Họ xin ý kiến và lời khuyên từ những người khác, nhưng sau đó họ đưa ra quyết định riêng của họ.

Những người này có xu hướng không che giấu khuyết điểm. Họ chấp nhận trách nhiệm và từ chối bào chữa. Họ không hợp lý hóa, thanh minh hay đổ lỗi cho những người khác. Họ không bị bối rối với sự phê bình, không đồng thuận hay những đảo ngược không mong đợi.

Các nhà lãnh đạo biết những điểm mạnh và điểm yếu của họ, và họ chấp nhận chúng. Như là một kết quả, họ nói chung chấp nhận những người khác và không muốn thay đổi người. Họ tránh phán xét hay lên án người khác. Họ chấp nhận rằng mọi người là chính họ và họ không muốn thay đổi.

Họ có những mục tiêu và mục đích rõ ràng cho bản thân và họ làm việc theo lịch trình riêng, thời gian riêng, với nhịp độ của riêng họ. Họ thường nhìn lại mình để tìm những lý do cho cả những thành công và thất bại.

Họ nhận ra rằng mình không hoàn hảo, và họ không ngừng phấn đấu để nâng cao những khu vực quan trọng của cuộc đời mình. Đây cũng chính là những điểm quyết định để thành công trong cuộc sống cũng như kinh doanh.

Theo Thảo Nguyên

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên