Nhìn lại cuộc đời suốt 40 năm, tôi chợt nhận ra 10 chân lý sáng suốt về tiền bạc: Tiền giống như tay chân, hãy sử dụng và “chăm sóc” nó
Theo blogger nổi tiếng về tài chính, có tiền cũng chẳng để làm gì nếu bạn không biết quản lý sáng suốt.
Marc là một blogger full-time trong suốt 10 năm qua. Anh hiện tại là chủ của trang blog tư vấn tài chính Vital Dollar, cũng như nhiều trang web khác về cách lĩnh vực như thiết kế, nhiếp ảnh và du lịch. Dưới đây là những suy ngẫm của Marc về tiền bạc sau khi đã trải qua 40 năm cuộc đời.
Khi sinh nhật tuổi 40 đang đến gần, tôi chợt nghĩ về cuộc đời mình và những trải nghiệm liên quan đến tiền bạc đã qua. Ở tuổi 20, tình hình tài chính của tôi thực sự khá khó khăn. Tôi có những 4 công việc khác nhau nhưng chẳng cái nào lương cao. Vì vậy, tôi luôn cảm thấy thiếu thốn. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, đây là điều đã thôi thúc tôi khởi nghiệp bằng việc thiết kế web và viết blog khi mới chỉ 28 tuổi.Vào sinh nhật lần thứ 30, tôi quyết định vứt bỏ công việc full-time của mình để chuyên tâm hoàn toàn cho việc kinh doanh. Thật may may là suốt 10 năm qua, tôi vẫn có thể làm việc tại nhà.
Ở tuổi 30, tôi đã làm được nhiều điều hơn. Tôi tự tạo các trang web và blog về đủ loại lĩnh vực: thiết kế web, nhiếp ảnh, du lịch và tài chính. 3 trong số 6 trang web và blog đó đã được tôi bán với giá hơn 200.000 USD/trang. Tôi và vợ mình còn điều hành và bán đi được một dự án kinh doanh trị giá 6 chữ số.
Dù khởi đầu khá muộn nhưng dần dần cuộc sống cũng trở ổn định hơn. Vợ tôi cũng đã có thể nghỉ hẳn việc ở nhà vào 6 năm trước để chăm sóc con gái mới ra đời.
Trong suốt quãng thời gian ấy, tôi đã học được rất nhiều thứ. Dưới đây là một số điều tôi đã rút ra trong 40 năm sống và làm việc của mình.
Tiền không phải là tất cả
Tiền không phải là thứ quan trọng nhất trong đời. Gia đình, sức khỏe, bạn bè, niềm tin còn quan trọng hơn cả tiền bạc. Quá mải mê làm việc để kiếm tiền, bạn sẽ rất dễ bị xao nhãng và quên đi những ưu tiên này. Đôi lúc, hãy lùi lại và ngẫm nghĩ xem điều gì làm quan trọng nhất đối với mình.
Tiết kiệm từ sớm
Hầu hết mọi người đều không nghĩ tới việc tiết kiệm khi còn trẻ. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Bạn sẽ có vô số thời gian để tích lũy tiền cũng như phát triển các thói quen tốt sau này. Dù đã tiết kiệm một chút khi còn trẻ, nhưng tôi vẫn luôn ước rằng mình đã tiết kiệm nhiều hơn.
Đừng chạy theo đám đông
Đừng quá quan tâm tới vấn đề tiền bạc của gia đình, bạn bè, hay hàng xóm. Đa số mọi người đều đưa ra những quyết định tệ hại về tiền bạc, vậy nên tại sao lại phải nghe theo họ?
“Biết” và “làm” là hai thứ hoàn toàn khác nhau
Khi mới 20 tuổi, tôi đã nghe một đồng nghiệp tâm sự cởi mở về những quyết định tiền bạc sai lầm của vợ chồng cô ấy. Chồng cô là một nhà tư vấn tài chính có thâm niên và nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng, ngay cả họ cũng không áp dụng được mọi hiểu biết vào trong cuộc sống. Đến năm 40 tuổi, họ vẫn nợ nần ngập đầu. Hiểu biết về tài chính không có nghĩa là bạn sẽ giàu.
Có tiền cũng chẳng để làm gì nếu không biết quản lý tiền
Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giàu có là mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, nếu không biết cách quản lý tiền bạc, bạn sẽ vẫn gặp các rắc rối đó dù giàu hay nghèo. Hãy tập trung quản lý tiền bạc của mình. Khi bạn kiếm được nhiều hơn, bạn sẽ biết phải làm gì với số tiền mình có.
Vừa kiếm thêm thu nhập, vừa cắt giảm chi tiêu
Nếu muốn cải thiện tình hình tài chính của mình, bạn nên vừa kiếm thêm thu nhập vừa cắt giảm chi tiêu. Mọi người thường chú trọng đến việc tiết kiệm mà không biết rằng kiếm thêm thu nhập sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Bạn có thể xin tăng lương, nhảy việc, làm thêm ngoài giờ, hoặc tự kinh doanh.
Nhiều tiền không phải lúc nào cũng làm bạn đỡ stress
Tiền bạc có thể giúp cuộc sống trở nên dễ thở hơn. Thế nhưng, càng lắm tiền, bạn sẽ càng phải đối mặt với những áp lực về tài chính. Ở tuổi 30, thu nhập và tài sản của tôi cũng được coi là khá khẩm. Mặc dù vậy, điều này không khiến tôi bớt lo lắng hơn về tiền bạc. Thậm chí tôi còn thấy đau đầu hơn cả lúc tôi mới 20 tuổi và nghèo kiết xác.
Lương cao không có nghĩa là ổn định
Khi mới tốt nghiệp đại học, tôi cứ nghĩ chức cao hay lương cao sẽ giúp tôi có một cuộc sống ổn định. Thế nhưng năm tôi 29 tuổi, sếp đã sa thải hàng 25% số nhân viên trong công ty. Rất nhiều người trong số đó đã làm việc ở đây lâu năm với mức lương khá cao. Nhờ cắt giảm những người này, công ty có thêm tiền để duy trì. Tuy không mất việc, nhưng tôi chợt nhận ra mình cần phải xây dựng việc kinh doanh nhanh hơn nữa.
Tập trung phát triển thế mạnh của mình
Bạn nên dồn hết sức mình để làm một thứ xuất sắc, thay vì chỉ giỏi nhiều thứ khác nhau. Việc bạn có thế mạnh nổi trội trong một lĩnh vực cụ thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn.
Tận hưởng tiền mình làm ra
Bạn không cần phải sống kham khổ 24/7. Bạn đã làm việc chăm chỉ, vì vậy, bạn có quyền tận hưởng số tiền mình kiếm được. Ai cũng cần sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Đừng cảm thấy tội lỗi khi mua những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình, nhất là khi bạn có khả năng mua nó.
Vital Dollar