Nhổ cây dại mọc ven đường về trồng, không ngờ là thuốc quý dưỡng thận không tốn một xu
Đây là một loại cây cỏ dại thường mọc trên bờ tường, ven đồi, chân núi nhưng lại là dược liệu quý cho thận, được dùng để chữa sốt, cảm cúm.
- 28-10-2023Loại cây dại mọc đầy ở Việt Nam lại là vũ khí chống ung thư và bệnh tiểu đường
- 04-10-20231 loại cây dại mọc đầy ở Việt Nam là “thuốc chống ung thư tự nhiên”, hạ đường huyết hiệu quả
- 07-09-2023Loại cây dại mọc đầy ở Việt Nam nhưng ít ai để ý tới là 'lá chắn' bảo vệ gan, khớp cực tốt
Loại cây cỏ dại hóa ra là thuốc quý cho thận
Trong một lần đi chơi Tam Đảo, chị H (Vĩnh Phúc) thấy một khóm cây dại ven đường lá xanh đẹp, trông giống lá tre, nên nhổ về trồng. Sau đó, chị H trồng khóm cây này trong chậu tại nhà.
Một hôm, một người bạn tới chơi, nói với chị H đây là cây thuốc. Chị H không tin, chụp ảnh đăng lên mạng hỏi và nhận được vô số câu trả lời. Lúc đó, chị mới biết đây là cây thuốc rất tốt cho thận.
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3), cây dại mà chị H mang về là đạm trúc diệp, còn có tên gọi khác là trúc diệp, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ, cỏ lá tre, cỏ lông lợn. Người Tày gọi đạm trúc diệp là Mác pang pầu, còn người Thái gọi là Co tạng pầu.
Đạm trúc diệp là loại cây cỏ dại có nhiều tại Việt Nam. Loại cây này có lá giống lá tre, lá xanh quanh năm.
Cây đạm trúc diệp có tên khoa học là Lophatherum gracile Br. Họ khoa học: Poaceae. Đạm trúc diệp là cỏ sống dai lâu năm, thân dài 0,3-0,6m, thẳng đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau, hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn, dài, mềm. Cụm hoa hình bông (chùy) thưa, dài 10-30cm.
Đạm trúc diệp mọc nhiều nhất ở những nơi rừng thưa hay đồi cỏ. Cây mọc trên các bờ tường, ven đồi, chân núi đá. Cây ưa ẩm, ưa sáng, gặp nhiểu ở Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Bình...
Vào tháng 5-6 cuối mùa hoa, người ta hái toàn cây mang về, cắt bỏ rễ, bó thành từng bó nhỏ phơi hay sấy khô dùng làm thuốc. Cây cũng có thể dùng tươi.
Công dụng của đạm trúc diệp
Bác sĩ Vũ cho biết đạm trúc diệp được dùng để chữa sốt, chống khát nước, thổ huyết, cảm cúm.
Trong y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Cây có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai kinh tâm và tiểu trường. Cây có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Liều dùng: 8-10g dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Bác sĩ Vũ cho biết đạm trúc diệp là một loại cây tốt cho thận, dùng để trị các bệnh lý đường tiết niệu. Người bị viêm đường tiết niệu, tiểu đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các dạng bệnh thuộc tâm nhiệt, có thể dùng đạm trúc diệp kết hợp với một số vị thuốc khác:
- Bài thuốc 1: Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 3,5g , Cam thảo 5g, Qua lâu căn 3g , Hoàng bá 3g. Sắc với 3 chén nước, ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc 2: Đạm trúc diệp 15g, thông thảo 5g, sinh cam thảo 3g, qua lâu căn 10g, hoàng bá 5g, nước 500ml sắc còn 200ml, uống 3 lần trong ngày.
Kiên trì uống thang thuốc từ 3-5 ngày, bệnh sẽ tự thoái lui.
Ngoài ra, trong dân gian, đạm trúc diệp cũng được dùng điều trị cho các trường hợp tiểu ít, nước tiểu đỏ đậm. Bài thuốc được kết hợp các vị như sau: Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 6g, Sinh điạ 9g, Cam thảo mút 3g, sắc uống.
Đam trúc diệp cũng thường được dùng để đẩy lùi cơn sốt. Người bị sốt nóng âm ỉ, mắt mờ, mặt đỏ nhức đầu có thể dùng bài thuốc: Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g sắc uống.
Lưu ý khi dùng đạm trúc diệp
Bác sĩ Vũ lưu ý đạm trúc diệp là cây cỏ dại lành tính, tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý:
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
- Người có vấn đề về sức khoẻ nên đi khám, muốn dùng đạm trúc diệp làm thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
- Khi sử dụng đạm trúc diệp cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió để tránh nấm mốc.
Với người không có bệnh lý, có thể sử dụng đạm trúc diệp uống nước như trà để nâng cao sức khoẻ, thanh lọc cơ thể, bảo vệ thận.
Đời sống & pháp luật