Nhờ gia vị quen thuộc trong bữa ăn, người phụ nữ trở thành tỷ phú với tài sản 1,9 tỷ USD: Thay đổi 1 điều tạo nên “cú hích”, lợi nhuận quan trọng nhưng không phải là nhất
Nhờ kinh doanh ớt chưng, người phụ nữ nghèo đổi đời, trở thành tỷ phú với khối tài sản khủng trong tay.
- 18-05-2023Bán nhà tương đương 6 tỷ đồng để mở nhà hàng nhượng quyền: Kinh doanh được 1 năm, tôi mất trắng 3 tỷ đồng và nhận ra "đời không như là mơ"
- 12-05-2023Tỷ phú trẻ từng cho Jack Ma ‘hít khói’ và trở thành người giàu thứ hai ở Trung Quốc: ‘Không nhờ quý nhân giúp, mà chính bạn tạo ra quý nhân!’
- 07-05-2023Thầy giáo Harvard hóa vị tỷ phú Do Thái thông minh nhất thế giới: Khởi nghiệp từ hơn 100 triệu tiền mừng cưới, sau 1 lần mất trắng mới tỉnh ngộ và sớm bứt tốc
Kinh doanh không phải là lĩnh vực dễ “chinh phục”, không phải ai cũng có khả năng thắng lớn vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thế nhưng có những người vô tình nảy ra ý tưởng làm giàu, nắm bắt cơ hội và gặt hái thành công vang dội trong lĩnh vực này.
Điển hình có lẽ phải kể tới người phụ nữ tên Tao Huabi - người sáng lập ra thương hiệu ớt chưng nổi đình nổi đám Trung Quốc.
Ý tưởng khởi nghiệp vô tình xuất hiện
Nhắc tới bà Tao Huabi có lẽ nhiều người nhớ ngay đến người sáng lập thương hiệu Lao Gan Ma. Đây là 1 trong những thương hiệu ớt chưng nổi tiếng tại đất nước tỷ dân, có lượng tiêu thụ lớn và phát triển nhiều năm nay.
Hiếm ai biết rằng đằng sau sự thành công của bà Tao Huabi cũng như thương hiệu Lao Gan Ma chính là ý tưởng khởi nghiệp vô tình xuất hiện.
Bà Tao Huabi xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quý Châu, Trung Quốc. Không có cơ hội học hành như nhiều người khác, bà Tao Huabi từ nhỏ đã phải đi bán hàng rong để kiếm sống. Tới khi ngoài 40 tuổi, cuộc sống của bà vẫn gắn liền với những gánh hàng rong ngoài đường.
Chồng mất, bà tần tảo, lam lũ nuôi 2 con nhỏ khôn lớn, luôn cố gắng để các con có cuộc sống đủ đầy. Tới năm 1989, bà Tao Huabi đã dồn vốn liếng để bán mì lạnh và đậu phụ. Trong món ăn này, bà tự làm thêm món ớt chưng để phục vụ khách hàng.
Thế nhưng có 1 sự thật bất ngờ là lọ ớt chưng do bà Tao Huabi làm lại được khách hàng ưa chuộng. Họ thậm chí còn thích gia vị ăn kèm này hơn các món bà Tao Huabi bán.
Từ đây, người phụ nữ Trung Quốc quyết định thay đổi. Bà đẩy mạnh việc bán ớt chưng tự làm cho khách ăn kèm với đồ ăn khác và đây chính là “cú hích” giúp bà thành công trong lĩnh vực này.
Sau đó mấy năm, khi nhận thấy có nhiều người qua lại ở khu vực đường cao tốc mới làm, bà Tao Huabi đã thể hiện sự nhanh nhạy bằng cách tặng cho các lái xe mỗi người 1 lọ ớt chưng tự làm. Đây có lẽ là cách quảng bá thông minh nhất mà bà Tao Huabi áp dụng nhiều năm về trước.
Nhờ chiến lược này, nhiều người đã quay lại tìm bà để mua thêm ớt chưng, những người mới nghe nói về loại sản phẩm này cũng muốn dùng thử.
Tỷ phú đi ngược số đông, lợi nhuận quan trọng nhưng không phải tất cả
Sau khi có được chỗ đứng trên thị trường và được nhiều người ủng hộ, người phụ nữ Trung Quốc đã bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 49. Bà khai sinh ra thương hiệu ớt chưng Lao Gan Ma phù hợp với nhiều món ăn, nhiều gia đình. Đây được coi như 1 loại gia vị đặc biệt, thường thấy trong các bữa ăn.
Ở tuổi 49, Tao Huabi đã thuê địa điểm và 14 công nhân để tạo thành cơ sở sản xuất ớt chưng Lao Gan Ma. Nhờ chất lượng thực và giá cả bình dân nên sản phẩm được đông đảo khách hàng ưa chuộng.
Sau khoảng 2 thập kỷ lăn lộn trên thương trường với thương hiệu ớt chưng, bà Tao Huabi có được tài sản lên đến 1,9 tỷ USD. Bà trở thành tỷ phú sau thời gian dài dồn tâm huyết cho “đế chế” kinh doanh của mình.
Từ ngày bắt đầu tới nay chủ thương hiệu ớt chưng nổi tiếng vẫn duy trì những triết lý đơn giản trong sự nghiệp. Thay vì đầu tư, vay mượn, cho vay… bà Tao Huabi làm việc độc lập, an toàn.
Trong suốt những năm gây dựng và phát triển thương hiệu ớt chưng, người phụ nữ Trung Quốc khẳng định lợi nhuận không phải là tất cả. Không chỉ trở thành tỷ phú nhờ kinh doanh, bà còn tạo công ăn việc làm cho người dân ở quê nhà.
Hàng nghìn công nhân được tuyển vào nhà máy sản xuất ớt chưng làm việc. Bên cạnh đó, công ty của bà Tao Huabi còn ký hợp đồng với 180.000 người nông dân để có được nguồn ớt chất lượng.
Dù đã phát triển nhiều năm, bà Tao Huabi vẫn không thành lập doanh nghiệp ở địa phương khác. Bà luôn mong muốn tạo cơ hội cho người dân quê nhà và giúp nhiều người thoát cảnh nghèo khó.
Tổng hợp Sohu, Chinadaily
Nhịp sống thị trường